Ngay từ khi mở cửa, tâm lý thận trọng đã bao trùm thị trường, cộng thêm áp lực bán trên diện rộng khiến VN-Index nhanh chóng giảm điểm và có lúc đã thủng mốc 960 điểm. Song, cũng tại đây, cầu bắt đáy bắt đầu hoạt động giúp VN-Index phục hồi.
Sẵn đà hồi phục, VN-Index tiến đến thử thách mốc 965 điểm trong phiên giao dịch chiều. Tuy nhiên, việc áp lực bán tại vùng giá cao luôn hiện hữu, nhất là tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, nên VN-Index nhanh chóng bị đẩy lùi trở lại. Việc các mã trụ chịu sức ép lớn, trong khi sức cầu hạn chế khiến VN-Index dần đuối sức và quay đầu giảm điểm cuối phiên.
Đóng cửa, với 140 mã tăng và 157 mã giảm, VN-Index giảm 0,83 điểm (-0,09%) về 962,07 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 136,38 triệu đơn vị, giá trị 3.178,06 tỷ đồng, giảm 12% về khối lượng và 17%% về giá trị so với phiên 10/6.
Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp đáng kể 40,68 triệu đơn vị, giá trị 978,5 tỷ đồng. Đáng chú ý có các thỏa thuận của 5,053 triệu cổ phiếu SBT, giá trị 88,468 tỷ đồng; 4,443 triệu cổ phiếu VRE, giá trị 155,77 tỷ đồng; 4 triệu cổ phiếu SCR, giá trị 32 tỷ đồng; 1,205 triệu cổ phiếu VCB, giá trị 80,68 tỷ đồng...
Trước sức ép bán ra, nhiều bluechips đã rơi về mức thấp nhất ngày, tác động tiêu cực lên VN-Index như VNM -1,1% về 125.500 đồng, VIC -0,5% về 117.000 đồng, MSN -0,8% về 86.000 đồng, SAB -2,1% về 276.000 đồng, POW -1,6% về 15.850 đồng, ROS -1,1% về 30.650 đồng...
Việc cổ phiếu không giảm sâu nhờ các mã GAS, VCB, MWG, HPG, REE, VPB, MBB, TPB, BHN, BVH, PNJ... còn tăng điểm. Trong đó, VCB +1,1% lên 76.400 đồng, BHN +3,9% lên 101.800 đồng, BVH +1% lên 79.800 đồng, MWG +1,1 lên 89.600 đồng...
Thanh khoản ở nhóm cổ phiếu trụ cũng kém tích cực. Ngoại trừ HPG khớp lệnh cao hẳn (4,4 triệu đơn vị), chỉ một số mã khớp lệnh trên 1 triệu đơn vị như VRE, FPT, VPB, MBB và MWG.
Không tập trung nhiều tại nhóm trụ, dòng tiền đã chuyển hướng sang các mã có tính thị trường như ROS, HQC, AAA, FLC, KBC, TCH, ASM, HSG, PVD, SCR..., song về mặt điểm số vẫn khá phân hóa khi ROS, AAA, FLC, PVD, SCR... giảm điểm, trong khi HQC, TCH, ASM, HSG... tăng điểm. ROS dẫn đầu thanh khoản với 8,56 triệu đơn vị khớp lệnh, đứng thứ 2 là HQC với 4,8 triệu đơn vị.
Đáng chú ý, TPB phiên này bất ngờ tăng mạnh 4,7% lên 25.500 đồng, khớp lệnh 1,237 triệu đơn vị, cao nhất trong gần 1 tháng qua.
LMH, LGL cùng tăng trần, thanh khoản mạnh. LGL khớp lệnh hơn 0,6 triệu đơn vị, mức cao nhất trong 3 năm qua.
Trên sàn HNX, sắc xanh chỉ duy trì ngắn ngủi trong thời gian đầu của mỗi phiên giao dịch, sau đó là chìm trong sắc đỏ. Dù vậy, thanh khoản ghi nhận sự bứt phá.
Đóng cửa, với 63 mã tăng và 60 mã giảm, HNX-Index giảm 0,04 điểm (-0,04%) xuống 103,95 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 24,05 triệu đơn vị, giá trị 254 tỷ đồng, tăng 48% về khối lượng và 20% về giá trị so với phiên 10/6. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp khiêm tốn 2,87 triệu đơn vị, giá trị gần 27 tỷ đồng.
Ngoại trừ một số ít mã lớn tăng tốt như VCS (+1,8%), NTP (+0,6%), SHS (+0,9%), LAS (+1,3%), thì phần lớn các mã lớn khác đứng giá như ACB, PVS, SHB, VCG, PGS, PLC, CEO..., khiến lực đỡ chỉ số hạn chế đáng kể.
Dẫn đầu sàn về thanh khoản là SHB với chỉ 2,16 triệu đơn vị khớp lệnh, còn lại 4 mã PVS, PVX, HUT và MPT khớp lệnh trên 1 triệu đơn vị. Đây cũng là 5 mã thanh khoản cao nhất sàn. Trong đó, PVX giảm sàn về 1.100 đồng.
Các mã VCR, KLF tăng trần di kèm thanh khoản tương đối cao là 0,8 triệu và 0,7 triệu đơn vị.
Trên UPCoM, diễn biến giao dịch tích cực hơn hẳn so với 2 sàn niêm yết khi sắc xanh được duy trì trong suốt phiên giao dịch, kết phiên ở mức gần cao nhất. Thanh khoản tăng vọt.
Đóng cửa, UPCoM -Index tăng 0,3 điểm (+0,55%) lên 55,13 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 14,43 triệu đơn vị, giá trị 307 tỷ đồng, tăng 92% về khối lượng và 68% về giá trị so với phiên 10/6. Trong đó, giao dịch thỏa đóng góp 3,7 triệu đơn vị, giá trị gần 99 tỷ đồng chủ yếu đến từ 2m47 triệu cổ phiếu TVP, giá trị 65 tỷ đồng.
Các mã tích cực về thanh khoản, nhưng kém tích cực về điểm số có thể kể đến như GVR, BSR, VIB, VGI, OIL, MSR, LPB... Trong đó, duy nhất GVR khớp lệnh 1,07 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn, giảm 1,5% về 13.000 đồng.
Đà tăng của sàn này đến từ nhóm midcap như FRM, BCM, VRG, MFS, IDC, TTN, SNZ, CMT...
Sau 2 phiên tăng, cổ phiếu MPC đã quay đầu giảm -1,4% xuống 35.500 đồng, khớp hơn 167.000 đơn vị.