Vải thiều Việt Nam bán tại hệ thống siêu thị của Nhật Bản năm 2020

Vải thiều Việt Nam bán tại hệ thống siêu thị của Nhật Bản năm 2020

Phía Việt Nam trực tiếp giám sát kiểm dịch vải thiều xuất khẩu sang Nhật Bản

0:00 / 0:00
0:00
Phía Nhật Bản đã ủy quyền thực hiện giám sát các công đoạn xử lý kiểm dịch vải thiều xuất khẩu sang thị trường này cho cơ quan kiểm dịch thực vật tại Việt Nam.

Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, năm nay các doanh nghiệp phía Nhật Bản đã chính thức ủy quyền cho Việt Nam thực hiện kiểm dịch và giám sát các công đoạn xử lý kiểm dịch vải thiều trước khi xuất khẩu sang thị trường này.

Do đó, khi có hàng hóa xuất khẩu đi Nhật Bản, Cục Bảo vệ thực vật sẽ cử lực lượng kiểm dịch về địa phương để hỗ trợ, phối hợp.

Vừa qua, Cục Bảo vệ thực vật đã đi kiểm tra và đánh giá 2 cơ sở xử lý vải thiều xuất khẩu sang Nhật Bản. Ngoài các cơ sở đã được công nhận ở Bắc Giang, vụ vải năm nay sẽ có thêm 2 cơ sở tại Hải Dương. Hiện tất cả các cơ sở đều đã sẵn sàng khử trùng vải thiều phục vụ xuất khẩu sang Nhật.

Hiện, tất cả các cơ sở đều đã sẵn sàng khử trùng vải thiều phục vụ xuất khẩu sang Nhật Bản. Các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói… ở các địa phương đều đã sẵn sàng chuẩn bị xuất khẩu vải sang các thị trường.

Ngoài các doanh nghiệp đã từng hợp tác xuất khẩu vải trong những năm trước, Cục Bảo vệ thực vật tiếp tục liên hệ với các doanh nghiệp để phối hợp với các địa phương trong việc đăng ký các mã số vùng thu mua phục vụ xuất khẩu.

Đến nay, các điều kiện về vùng sản xuất vải thiều và xông hơi, khử trùng đã được chuẩn bị đầy đủ, cơ bản đáp ứng yêu cầu của thị trường Nhật Bản.

Để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản, Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với các huyện chỉ đạo mở rộng vùng sản xuất vải xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản với 30 mã số vùng trồng, diện tích 219,4 ha, sản lượng khoảng 1.800 tấn, thời gian dự kiến thu hoạch vải thiều xuất khẩu từ ngày 20/5 đến 10/7/2021.

Để công tác xuất khẩu vải thiều tươi sang thị trường Nhật Bản năm 2021 được thuận lợi và bảo đảm yêu cầu về thời vụ thu hoạch, Sở đề nghị Cục Bảo vệ thực vật tạo điều kiện bố trí chuyên gia lên giám sát vùng trồng vải xuất khẩu, việc xông hơi, khử trùng và công tác kiểm dịch thực vật tại tỉnh Bắc Giang trong thời gian thu hoạch vải phục vụ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Trước đó, vào năm 2020, Nhật Bản cử chuyên gia sang Việt Nam để kiểm tra các cơ sở xử lý và trực tiếp giám sát việc kiểm dịch cũng như xử lý từng lô vải xuất khẩu sang Nhật.

Năm 2014 Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) bắt đầu đàm phán với Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản nhằm xúc tiến mở cửa thị trường Nhật cho quả vải thiều Việt Nam. Nhiều thí nghiệm nghiêm ngặt đã được thực hiện để đảm bảo diệt trừ triệt để các loại vi sinh vật (là đối tượng kiểm dịch thực vật) có khả năng tồn tại trên quả vải.

Thương vụ đã thu xếp đưa đối tác Nhật về Bắc Giang tìm hiểu khả năng nhập khẩu quả vải thiều Lục Ngạn và giới thiệu công nghệ bảo quản vải tươi của Nhật Bản: 03 lần (tháng 11/2018), (tháng 5/2019), (tháng 11/2019).

Ngày 15/12/2019, sau hơn 5 năm đàm phán giữa hai bên, Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản gửi thư cho Cục BVTV thông báo chính thức mở cửa cho quả vải thiều Việt Nam xuất khẩu trực tiếp sang Nhật Bản kèm theo quy định về kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với vải thiều Việt Nam.

Vải thiều Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản phải đáp ứng các yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả bao gồm: Quả vải thiều phải được trồng tại các vườn được Cục BVTV kiểm tra, giám sát và cấp mã số vùng trồng, đáp ứng quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của Nhật Bản.

Lô quả vải xuất khẩu phải được đóng gói và xử lý xông hơi khử trùng bằng Methyl Bromide tại các cơ sở được Cục BVTV và Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật công nhận với liều lượng tối thiểu là 32g/m3 trong thời gian 02 giờ dưới sự giám sát của cán bộ kiểm dịch thực vật Việt Nam và Nhật Bản.

Các lô quả vải thiều xuất khẩu phải kèm theo Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Cục BVTV cấp.

Tin bài liên quan