Phát triển hệ thống an sinh xã hội đảm bảo quyền lợi cho người dân, người lao động

Phát triển hệ thống an sinh xã hội đảm bảo quyền lợi cho người dân, người lao động

Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng

(ĐTCK) Đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp chính tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 09/5/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.

Nghị quyết nêu, việc xây dựng và ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24 tháng 11 năm 2023 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới (Nghị quyết số 42-NQ/TW) nhằm thống nhất trong chỉ đạo tổ chức quán triệt, triển khai quyết liệt, hiệu quả, tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW.

Cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết số 42-NQ/TW, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ chủ yếu, các chỉ tiêu cụ thể, tiến độ hoàn thành, phân công trách nhiệm triển khai đến năm 2030 để Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

Cùng với đó, làm cơ sở để các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng chương trình, kế hoạch hành động và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 42-NQ/TW.

Chương trình đề ra nhiệm vụ về nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của chính sách xã hội, trong đó phân công trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, giáo dục, vận động, quán triệt thống nhất trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị và toàn dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của chính sách xã hội trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.

Nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước về chính sách xã hội; Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; Phát triển thị trường lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm bền vững cho người lao động; Nâng cao phúc lợi xã hội toàn dân, bảo đảm mọi người dân được tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản có chất lượng; Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ xã hội; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong thực hiện chính sách xã hội; Phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng trong thực hiện chính sách xã hội.

Đặc biệt, xây dựng hệ thống an sinh xã hội bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó: Tiếp tục cải cách, mở rộng hệ thống bBHXH, tạo cơ hội tham gia và bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người lao động. Đổi mới chính sách BHXH tự nguyện; tăng cường hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho nông dân, người nghèo, người thu nhập thấp, lao động khu vực phi chính thức.

Đổi mới hoạt động BHTN theo hướng chú trọng đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao hiệu quả tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động bị thất nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo kỹ năng, duy trì việc làm cho người lao động để chủ động phòng ngừa, giảm thiểu thất nghiệp.

Tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng BHYT toàn dân; đa dạng các gói dịch BHYT nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, chất lượng khám chữa bệnh và khả năng tài chính của người dân hưởng BHYT.

Hoàn thiện cơ chế quản lý, đầu tư phát triển quỹ BHXH, BHYT, BHTN an toàn, hiệu quả, bền vững. Xử lý nghiêm tình trạng nợ, gian lận, trục lợi chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Ban hành chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia.

Tin bài liên quan