DN nào quản lý tốt khía cạnh bền vững thì thường thành công về tài chính
Theo định nghĩa của Ủy ban Brundtland của Liên hợp quốc ngày 20/3/1987, “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu bản thân của thế hệ tương lai”. Các nghiên cứu cho thấy, doanh nghiệp nào quản lý tốt khía cạnh bền vững thì thường thành công về tài chính. Vì lý do này và nhiều lý do khác, ngày càng có nhiều doanh nghiệp quyết định công bố Báo cáo phát triển bền vững một cách độc lập, hoặc công bố trong báo cáo thường niên và trên trang web của doanh nghiệp mình.
Báo cáo phát triển bền vững là thông lệ đo đếm, công bố và chịu trách nhiệm trước các bên về các hoạt động của mình nhằm hướng tới phát triển bền vững. Các doanh nghiệp khi xây dựng và ban hành báo cáo này cần đánh giá và công bố những thông tin về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mình ở các khía cạnh môi trường và xã hội (E&S) bên cạnh những thông tin về hiệu quả hoạt động tài chính và quản trị - mà đã trở thành thông lệ công bố thông tin trên toàn cầu.
Thông qua việc báo cáo một cách minh bạch, có tính giải trình và trách nhiệm, các doanh nghiệp và tổ chức có thể củng cố lòng tin của các bên liên quan vào doanh nghiệp, từ đó không chỉ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng cường mối hợp tác với các bên liên quan, với nhà đầu tư và cộng đồng dân cư mà còn giúp các doanh nghiệp quản lý rủi ro kinh doanh một cách hiệu quả hơn. Thực hiện đúng các nguyên tắc E&S có thể giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của mình. Công tác này cũng giúp các doanh nghiệp thích nghi trong môi trường đang thay đổi và cạnh tranh hiệu quả hơn trong tương lai. Hiện nay, trên thế giới, ngày càng có nhiều doanh nghiệp cung cấp báo cáo phát triển bền vững và lồng ghép các thông tin về môi trường, xã hội và quản trị vào báo cáo thường niên của doanh nghiệp mình. Điều này cho thấy, đã có minh chứng xác thực về mối tương quan giữa phát triển bền vững và hiệu quả hoạt động và mức lợi nhuận thu được của doanh nghiệp.
Đối với Việt
UBCK sẽ xem xét đưa các tiêu chí báo cáo E&S thành quy định bắt buộc
Nhận thức được tính cấp thiết đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) khuyến khích các doanh nghiệp đưa hoạt động đầu tư có trách nhiệm với môi trường và xã hội vào trong hoạt động kinh doanh của mình, điều này sẽ góp phần làm tăng hình ảnh doanh nghiệp Việt Nam trong con mắt nhà đầu tư quốc tế, qua đó nâng cao chất lượng hàng hóa nói chung trên TTCK và tạo nên một văn hóa kinh doanh mới trong doanh nghiệp Việt Nam. UBCK cũng đã hợp tác với Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) xuất bản cuốn “Hướng dẫn lập Báo cáo phát triển bền vững” dành cho các doanh nghiệp Việt Nam. Cuốn sổ tay hướng dẫn lập báo cáo đưa ra quy trình và các tiêu chí cơ bản nhằm giúp các doanh nghiệp Việt
Tuy nhiên, do Báo cáo phát triển bền vững vẫn còn là vấn đề mới mẻ ở Việt Nam nên trước hết, UBCK sẽ khuyến khích các doanh nghiệp công bố thông tin về E&S thông qua việc trao giải thưởng cho các doanh nghiệp niêm yết có tuân thủ tiêu chí E&S. Tại Lễ trao giải Cuộc bình chọn báo cáo thường niên tổ chức vào tháng 7/2012, Sở GDCK TP. HCM (HOSE) đã đề cập đến giải thưởng này cho các doanh nghiệp niêm yết và đã vừa được thực hiện lần đầu tiên.
Sau đó, khi các doanh nghiệp đã nắm được cơ bản các tiêu chí Báo cáo phát triển bền vững, UBCK sẽ xem xét đưa các tiêu chí báo cáo E&S thành quy định bắt buộc trong việc công bố thông tin của doanh nghiệp, hoạt động này sẽ gắn với tiến độ sửa Luật Chứng khoán thế hệ 3.
Những tiêu chí E&S mà DN nên đưa vào báo cáo phát triển bền vững
Có nhiều tiêu chí E&S mà doanh nghiệp nên cân nhắc và đưa vào nội dung báo cáo bền vững của mình. Một số khía cạnh hay được nhắc tới như quản lý nguồn lực đề cập tới thông tin chi tiết về mức tiêu thụ nguồn lực. Nguồn lực ở đây là tài nguyên thiên nhiên và vật chất dẫn xuất từ tài nguyên thiên nhiên. Doanh nghiệp cũng phải trích dẫn các sáng kiến về bảo toàn, tái sử dụng và tái chế các nguồn lực này.
Các tổ chức cũng nên báo cáo về mức tiêu thụ năng lượng của các hoạt động kinh doanh, bao gồm cường độ năng lượng, nguồn năng lượng và sáng kiến tiết kiệm năng lượng. Tiêu thụ năng lượng và các quá trình khác có thể gây ra phát thải có tác động tới biến đổi khí hậu. Các tổ chức nên lượng hóa và công bố mức phát thải khí nhà kính GHG theo tiêu chuẩn được quốc tế công nhận và miêu tả các biện pháp được áp dụng để giảm nhẹ tác động biến đổi khí hậu.
Khía cạnh Trách nhiệm Sản phẩm đề cập tới hiệu ứng của sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng và người tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ, điều này có thể liên quan tới tập quán đảm bảo sức khỏe và an toàn của khách hàng, quy trình đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và thu hồi sản phẩm, quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ thông tin về khách hàng.
Các tổ chức cũng nên công bố thông tin về nhân công và sự đa dạng trong nguồn nhân lực, về các tập quán và hoạt động nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và phúc lợi của nhân viên, đề cập tới cơ hội mà nhân công có được để xây dựng năng lực thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn, trau dồi kỹ năng và chuyên môn nghiệp vụ.
Phát triển bền vững chính là cách đầu tư hiệu quả nhất trong tương lai (hình ảnh trong BCTN của Eximbank)
Khía cạnh Quan hệ Quản lý Lao động đề cập tới tập quán củng cố quan hệ quản lý lao động hòa hảo. Các tổ chức cũng nên công bố trường hợp không tuân thủ tiêu chuẩn cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) liên quan tới lao động trẻ em hoặc lao động cưỡng bức, sự phân biệt đối xử và tự do hiệp hội công đoàn.
Các tổ chức nên đề cập tới mọi tác động tiêu cực của hoạt động doanh nghiệp tới cộng đồng địa phương và các biện pháp được áp dụng để khắc phục các tác động đó.
Mức độ chi tiết và các chỉ số hiệu quả hoạt động chính được lựa chọn có thể thay đổi tùy theo tầm quan trọng của lĩnh vực cụ thể và mức độ quan tâm của các bên liên quan.
Kết luận
Bằng việc mở rộng phạm vi công bố thông tin về cả các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, các doanh nghiệp sẽ chứng tỏ được tầm nhìn và các mối quan tâm của mình về hiệu quả hoạt động trong dài hạn, thể hiện nhận thức của doanh nghiệp về rủi ro và cơ hội liên quan đến E&S có thể tác động tới kết quả tài chính của mình. Đồng thời, hoạt động này cũng giúp xác định các cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp phải đối diện trong công tác quản trị rủi ro phi tài chính. Việc lập báo cáo E&S đồng thời giúp các doanh nghiệp củng cố năng lực nội bộ nhằm khuyến khích toàn bộ tổ chức tham gia vào quá trình xây dựng chiến lược phát triển bền vững, xây dựng các mục tiêu về hoạt động cộng đồng, thực hiện các kế hoạch và đánh giá kết quả thực hiện, nâng cao hình ảnh doanh nghiệp và tăng cường khả năng tiếp cận tới thị trường vốn khu vực và toàn cầu.
Với vai trò là cơ quan quản lý TTCK Việt Nam, UBCK mong muốn và khuyến khích các doanh nghiệp niêm yết và đại chúng nên gắn kết những vấn đề về quản trị môi trường, xã hội vào các quá trình quyết định đầu tư, triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Và chúng tôi hy vọng rằng, nếu làm được những điều này, các doanh nghiệp Việt Nam trên TTCK sẽ đóng góp một phần nhỏ làm cho môi trường trong sạch hơn, công bằng xã hội và nâng cao tính minh bạch, tiên tiến trong hoạt động đầu tư, quản trị, tạo lợi ích hài hòa và lâu dài.