Thông tin trên đã khiến giới đầu tư không khỏi bất ngờ, tuy nhiên, theo các các chuyên gia, hành động này chưa đủ sức để giúp nền kinh tế Ukraine thoát khỏi mối lo vỡ nợ.
Trái phiếu châu Âu của Ukraine có lãi suất tối đa 2,5%/năm. Lợi tức của trái phiếu này sẽ được trả hàng năm, vào ngày 29/11 và 29/5, bắt đầu từ ngày 29/11/2015 và kết thúc vào ngày 29/5/2020. Đơn vị phát hành là các ngân hàng Citi, JPMorgan và Morgan Stanley.
Lubomir Mitov, chuyên gia kinh tế trưởng tại UniCredit Bank AG cho biết: “Mặc dù Ukraine đang trên bờ vực vỡ nợ, nhưng quốc gia này vẫn có thể thu hút thêm tiền thông qua trái phiếu này, bởi nó được Mỹ bảo lãnh”.
Đây là chuyên gia duy nhất có cái nhìn lạc quan đối với trái phiếu châu Âu của Ukraine. Phần lớn các chuyên gia nhận định rằng, các nhà đầu tư “hơi choáng” với trái phiếu của Ukraine.
Theo Giám đốc bộ phận phân tích thị trường tại NordCapital Vladimir Rozhankovsky, trái phiếu mới được phát hành của Ukraine chứa đựng quá nhiều rủi ro và sẽ không được xếp hạng cao đối với các nhà đầu tư.
Cũng theo Rozhankovsky, việc chính phủ Mỹ đảm bảo có thể là một “mánh khóe” để thuyết phục các nhà đầu tư bỏ tiền vào Ukraine, nhưng trên thực tế, Mỹ không thể cung cấp sự bảo đảm này mãi mãi.
Thêm vào đó, các chuyên gia cũng tin chắc rằng các biện pháp hỗ trợ cũng như các gói cứu trợ của Mỹ không thể cứu vãn tình hình kinh tế Ukraine. Theo Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF), quốc gia này cần 41 tỷ USD trong 2 năm tới.
Thực tế, các nhà kinh tế học cho biết, các yêu cầu cải tổ mà IMF đưa ra có thể khiến Ukraine tốn nhiều tiên hơn nữa, có thể lên tới 100 tỷ USD. Hiện tại, nhiệm vụ của IMF là giám sát việc thực hiện các bổn phẩn của Ukraine đối với chương trình cho vay mà nước này nhận được.
Trước đó, vào ngày 19/5, Nghị viện Ukraine đã thông qua luật tạm ngừng các hoạt động trả nợ nước ngoài, bao gồm cả 3 tỷ USD của Nga. Vào 20/6 tới, Ukraine sẽ đến hạn trả 75 triệu USD lãi suất trái phiếu đã phát hành trước đó. Chưa kể đến việc các trái phiếu Ukraine đã phát hành sẽ đến hạn vào cuối năm này.
Theo các chuyên gia, có vẻ như Ukraine đang phải tìm nguồn tiền để trả trước 75 triệu USD cho Nga. Việc quốc gia này vỡ nợ là hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt là khi IMF từ chối giải ngân thêm các khoản tiền trong chương trình cho vay ưu đãi.
Trong tháng 4 vừa qua, tỷ lệ lạm phát tại Ukraine là hơn 60%. Quốc gia này có tổng cộng 4,5 tỷ USD nợ đến hạn phải trả cho tới cuối năm 2015.
Rozhankovsky cho biết: “Tôi không thể hiểu tại sao Mỹ là đưa thêm tiền cho một đất nước đang có tiềm năng phá sản. Lý do duy nhất giải thích là động cơ chính trị”.