Theo INSEE, biện pháp này đã ngăn lạm phát của Pháp tăng 3,1 điểm phần trăm trong khoảng thời gian từ quý II/2021 đến quý II/2022.
Theo một báo cáo của INSEE, hai phần ba lạm phát trong thời kỳ đó là do chi phí tiêu thụ năng lượng của các hộ gia đình tăng bởi tham gia giao thông và dùng điện để sưởi ấm. Tổng mức tiêu thụ năng lượng của Pháp trong năm 2021 là 1.778 terawatt giờ (TWh), với các sản phẩm dầu chiếm 42% mức tiêu thụ, điện 24% và khí đốt tự nhiên 20%.
INSEE cho biết, từ quý II/2021 đến quý II/2022, giá năng lượng của các hộ gia đình Pháp tăng 28%. Tuy nhiên, nếu không có các biện pháp bảo hộ thuế quan thì giá năng lượng sẽ tăng tới 54%. Nếu vậy, các hộ gia đình có thu nhập thấp bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi giá năng lượng tăng mạnh.
"Các công ty, doanh nghiệp sử dụng điện nhiều hơn so với các hộ gia đình, có mức tăng giá năng lượng là 20%, trong khi nếu không có các biện pháp bảo hộ thuế quan giá sẽ tăng thêm 50%", INSEE cho biết.
Quốc hội Pháp đã thông qua một loạt các biện pháp vào ngày đầu tháng trước để tăng sức mua và bảo vệ người tiêu dùng nước này trước sự tăng vọt của giá năng lượng cũng như lạm phát leo thang. Một trong những biện pháp đó là giới hạn mức tăng giá bán điện theo quy định và chỉ có thể tăng 4% mỗi năm.
Mức giảm giá 18 xu euro/lít cho nhiên liệu do nhà nước tài trợ cũng hạn chế sự tăng giá nhiên liệu trong 1 năm qua (từ quý II/2021 đến quý II/2022).