"Phân ngành của HOSE giúp NĐT sử dụng được số liệu theo ngành của Tổng cục Thống kê trong hoạt động phân tích và định hướng đầu tư"

"Phân ngành của HOSE giúp NĐT sử dụng được số liệu theo ngành của Tổng cục Thống kê trong hoạt động phân tích và định hướng đầu tư"

Phân ngành của HOSE, nhiều mặt tích cực

Trước hết, tôi rất hoan nghênh Sở GDCK TP. HCM (HOSE) đã có quyết định về việc phân ngành các công ty niêm yết. Đáng lẽ việc này phải được thực hiện từ lâu. Có ý kiến cho rằng, việc phân ngành theo cách của HOSE là chưa có tính hữu dụng cao, nhưng theo tôi, nhận định như vậy là chưa xác đáng.

>> Phân ngành tại HOSE có gì mới?

Thứ nhất, lợi ích lớn nhất của cách phân ngành này là chúng ta có thể sử dụng được số liệu thống kê theo ngành của Tổng cục Thống kê trong hoạt động phân tích và định hướng đầu tư.

Thứ hai, có người nói, với 21 ngành cấp 1, 88 ngành cấp 2, 242 ngành cấp 3…, khiến cho NĐT không nhớ hết, thì sẽ không thể áp dụng. Như vậy, vai trò tư vấn của CTCK ở đâu? NĐT Việt Nam sau 10 năm vẫn chưa có thói quen sử dụng các sản phẩm tư vấn, trong đó có tư vấn về thông tin doanh nghiệp niêm yết từ CTCK (đa phần là miễn phí). Thói quen này cần được thay đổi.

Thứ ba, nếu chỉ tập trung nhìn vào ngành cấp 1 để nhận định những tác động của thông tin đến ngành, thì việc bỏ sót là đương nhiên. Nhưng với việc phân ngành có ngành cấp 2 và ngành cấp 3, thì hạn chế này sẽ được khắc phục. Vì vậy, với một thông tin vĩ mô, NĐT nên xem xét tác động theo chiều từ trên xuống (từ ngành cấp 1 đến cấp 2, rồi cấp 3…). Ví dụ, khi có thông tin tăng giá thép, NĐT nhìn vào nhóm C, nhận thấy chưa có điểm chung vì nhóm C gồm các công ty có hoạt động chế biến chế tạo, vậy phải nhìn đến ngành cấp 2 là C24 "sản xuất kim loại", thậm chí xem xét đến ngành cấp 3 là C24241 "sản xuất sắt, thép, gang".