Phân bón NPK Phú Mỹ sử dụng cho cánh đồng mẫu lớn đạt năng suất cao

Phân bón NPK Phú Mỹ sử dụng cho cánh đồng mẫu lớn đạt năng suất cao

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Việc sử dụng NPK Phú Mỹ trong quá trình bón lót và bón thúc giúp cây lúa có thời gian sinh trưởng 124 ngày, năng suất lúa thu hoạch đạt 70 tạ/ha, hiệu quả kinh tế cao hơn so với các diện tích lúa khác.

Vào ngày 19/5, tại thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí miền Bắc (PVFCCo-PMB), đơn vị thành viên của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đã phối hợp với UBND thị trấn và các bên liên quan tổ chức Hội thảo tổng kết “Mô hình cánh đồng mẫu lớn 50ha sản xuất lúa chất lượng cao sử dụng phân bón NPK Phú Mỹ” trong vụ Xuân năm 2023.

Vụ Xuân năm 2023, PVFCCo-PMB đã phối hợp cùng UBND thị trấn Cẩm Xuyên và Nhà phân phối sản phẩm Phân bón Phú Mỹ tại Hà Tĩnh xây dựng Mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa chất lượng cao với quy mô 50 ha tại tổ dân phố 3 và tổ dân phố 5. Hai giống lúa chất lượng cao là RVT và Bắc Thịnh được lựa chọn đều sử dụng phân bón NPK Phú Mỹ trong quá trình bón lót và bón thúc.

Kết quả cho thấy, cây lúa có thời gian sinh trưởng 124 ngày, năng suất lúa thu hoạch đạt 70 tạ/ha, hiệu quả kinh tế cao hơn so với các diện tích lúa khác không sử dụng phân bón Phú Mỹ, cây lúa cũng bền màu, độ tàn lá chậm, cây phát triển khoẻ, khả năng chống chịu tốt hơn với các loại sâu bệnh như khô vằn, bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá. Đồng thời chi phí đầu tư vào phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng thấp hơn so với các cánh đồng sử dụng các loại phân bón khác.

Tại hội thảo, đại diện UBND thị trấn Cẩm Xuyên cùng đại diện PVFCCo-PMB đã tập trung đánh giá phân tích các yếu tố tác động đến quá trình triển khai thực hiện, tham mưu, đề xuất nhiều phương án để nhân rộng mô hình, trong đó chú trọng giải pháp liên kết với nhiều doanh nhiệp nhằm chung tay xây dựng thương hiệu gạo chất lượng cao của thị trấn Cẩm Xuyên.

Mô hình cánh đồng mẫu lớn tại thị trấn Cẩm Xuyên là thành công hiếm hoi từ trước đến nay về cả chất lượng và năng suất tại địa phương khi vừa được mùa, vừa được giá. Đây cũng là mô hình 3 giảm, 3 tăng đầu tiên tại thị trấn Cẩm Xuyên. Đây là mô hình giảm lượng phân bón, giảm lượng giống, giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, nhưng tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng hiệu quả.

Tin bài liên quan