Chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã tăng 4,83% trong tháng 6 trong khi chỉ số MSCI toàn thế giới chỉ tăng 3,03%.
Theo đó,P/E của chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã tăng lên mức 15,62 vào cuối tháng 6 so với mức 14,34 vào cuối tháng 5. Đây là mức cao nhất kề từ tháng 12/2009, theo dữ liệu của Refinitiv-Eikon.
Bên cạnh đó, các chỉ số chứng khoán thị trường Ấn Độ (NSEI), Hồng Kông (HIS), Philippines (PSI) và Đài Loan (TWII) đều tăng hơn 6% trong tháng 6.
Trong đó, cổ phiếu ở New Zealand, Ấn Độ và Malaysia là đắt nhất trong khu vực với tỷ lệ P/E lần lượt là 30,7, 19,3 và 17,4.
Biểu đồ thể hiện phần trăm thay đổi theo quý và theo tháng của các thị trường chứng khoán khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Biểu đồ thể hiện phần trăm thay đổi của đồng nội tệ các quốc gia và đồng USD
Biểu đồ thể hiện ước tính P/E trong vòng 12 tháng tới của các thị trường chứng khoán trong khu vực.
Biểu đồ thể hiện tương quan giữa chỉ số MSCI châu Á và MSCI toàn thế giới.
“Những nhà đầu tư kỳ vọng thị trường tăng giá đang nhìn vào sự ảm đạm của nền kinh tế hiện tại, nhưng dù vậy, họ không thoát ra khỏi thị trường khi được thúc đẩy bởi một làn sóng tiền dễ dãi được bơm vào thị trường”, Vishnu Varathan, người đứng đầu Bộ phận Kinh tế và Chiến lược tại Mizuho Bank nói.
“Với thanh khoản hiện tại, không đề cập đến các yếu tố cơ bản đang quyết định xu thế lên giá của thị trường, chúng ta cần phải chuẩn bị cho những biến động tiềm ẩn cao hơn”, ông cho biết.
Cổ phiếu châu Á đã tiếp tục đạt mức cao mới trong ngày thứ Hai (6/7) khi các nhà đầu tư tin tưởng vào sự hồi sinh trong hoạt động của Trung Quốc để duy trì tăng trưởng kinh tế toàn cầu, ngay cả khi các trường hợp lây nhiễm Covid-19 gia tăng và Mỹ cũng trì hoãn việc mở cửa trở lại.