Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu PCI năm 2021
Lần thứ năm Quảng Ninh đứng đầu bảng xếp hạng PCI do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.
Năm nay, Quảng Ninh là tỉnh duy nhất được xếp hạng chất lượng điều hành kinh tế “rất tốt”.
Đánh giá về ngôi vương năm nay, các chuyên gia PCI nhắc đến phương châm “5 thật” của địa phương này. Đó là cán bộ nhà nước và cán bộ trong tỉnh phải ứng xử chân thành để doanh nghiệp suy nghĩ thật – doanh nghiệp nói thật – chính quyền hành động thật – các nỗ lực của tỉnh có kết quả thật – và người dân, doanh nghiệp được hưởng thụ thật.
Năm 2021 là năm đặc biệt với sự hành hoành của Covid-19, nên cách thức điều hành, ứng xử của chính quyền địa phương tác động trực tiếp tới sự thuận lợi hay khó khăn trong hoạt động của doanh nghiệp. Trong điều tra PCI 2021, 87,9% doanh nghiệp trong tỉnh đã đánh giá “tốt” hoặc “rất tốt” về ứng phó của chính quyền tỉnh trước đại dịch COVID-19. Đây là một trong những địa phương có tỷ lệ doanh nghiệp hài lòng về quản trị dịch bệnh cao nhất cả nước
Trong báo cáo PCI 2021, Quảng Ninh đã giảm 40-50% thời gian giải quyết thủ tục hành chính so với quy định. Hệ thông Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện thống nhất cơ chế là việc 5 tại chỗ, từ tiếp nhận – thẩm định- phê duyệt – đống dấu – trả kết quả.
Quảng Nih đang đứng đầu 2 chỉ số thành phần của PCI 2021 là chi phí gia nhập thị trưởng và chi phí thời gian trong giải quyết thủ tục hành chính.
Á quân ghi nhận tên mới là Hải Phòng
Đây là thứ hạng cao nhất của Hải Phòng trên Bảng xếp hạng PCI từ trước tới nay, tăng 5 bậc so với lần xếp hạng trước.
“Nhờ những cố gắng trong thuận lợi hóa môi trường kinh doanh tại địa phương” là lý do của bước thăng hạng đáng kể này của Hải Phòng. Một số ngành của Hải Phòng như Sở Kế hoạch và Đầutư, Cục thuế, Ban Quản lý các khu kinh tế đã ký cam kết công khai trước doanh nghiệp những nội dung hỗ trợ và cải cách rất cụ thể.
Chẳng hạn như cam kết chủ động liên lạc với doanh nghiệp để hướng dẫn chi tiết hồ sơ nếu chưa phù hợp, cam kết không để doanh nghiệp phải đi lại bổ sung hồ sơ quá 1 lần, cam kết giảm thời gian giải quyết nhiều thủ tục xuống còn quá nửa so với qut định của Trung ương...
Cùng với ký cam kết, Hải Phong đề nghị báo chí và doanh nghiệp giám sát việc thực thi. Những nỗ lực này giúp Hải Phòng cỉa thiện 17 bậc về xếp hạng tính minh bạch, 10 bậc về tính năng động và tiên phong của chính quyền địa phương và 2 bậc về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.
Báo cáo PCI phân tích, Thành phố đã tập trung tháo gỡ kịp thời những vướng mắc nảy sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua đối thoại trực tiếp hằng tháng giữa doanh nghiệp với lãnh đạo UBND thành phố và các sở, ngành chức năng.
Thành phố Hải Phòng cũng đã thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch làm đầu mối theo mô hình “một cửa” cho các hoạt động đầu tư, góp phần thu hút các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước.
Vĩnh Phúc trở lại top 5
Điểm ghi nhận của doanh nghiệp dành cho Vĩnh Phúc là các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp và vai trò của Tổ giúp việc của Chủ tịch UBND tỉnh.
Như, tỉnh cam kết cắt giảm thời gian kiểm tra trước hoàn thuế giá trị gia tăng tại trụ sở người nộp thuế xuống còn 40 ngày làm việc và cắt giảm thủ tục hành chính để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước xuống dưới 115 giờ/năm.
Vĩnh Phúc đã xây dựng và đưa vào sử dụng bộ phận một cửa liên thông, hiện đại ở cả 3 cấp. Đặc biệt, hệ thống đường dây nóng của tỉnh được thiết lập và vận hành hiệu quả với 5 ngôn ngữ: Việt Nam, Trung Quốc, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc. Vĩnh Phúc cũng là một trong những tỉnh đầu tiên thành lập và phát huy có hiệu quả vai trò của Tổ giúp việc của Chủ tịch UBND tỉnh nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Trong năm 2021, Tổ giúp việc đã tổng hợp được 97 nhóm ý kiến từ các doanh nghiệp trong tỉnh và trực tiếp hướng dẫn các thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư, cũng như kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vướng mắc mà doanh nghiệp phản ánh.
Trong năm 2021, các cơ quan chức năng của UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện 8 cuộc khảo sát lớn, trong đó có 5 cuộc khảo sát online để thu thập phản hồi về những khó khăn của doanh nghiệp trong lưu thông hàng hóa, tiếp cận tín dụng, lao động, và tìm kiếm giải pháp chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn COVID-19 bùng phát.
Những nỗ lực này đã giúp Vĩnh Phúc cải thiện điểm số và thứ hạng ở một loạt chỉ số thành phần như Chi phí thời gian (xếp thứ 3 cả nước), Chi phí không chính thức (xếp thứ 3), Cạnh tranh bình đẳng và Tiếp cận đất đai (cùng đứng vị trí thứ 7).
Top 10 PCI có Hà Nội, Huế
Đồng Tháp và Đà Nẵng là hai địa phương quen thuộc trong top 5 PCI hàng năm. Tính từ năm 2008 đến nay, Đống Tháp có 14 năm liên tiếp nằm trongn top 5 PCI.
Đà Nẵng tiếp tục ghi điểm nhờ các giải pháp cải cách thủ tục hành chính thường xuyên. Năm 2021, Thành phố đã lập thêm Tổ công tác liên ngành để tháo gỡ khó khăn vướng mắc của dự án đầu tư xây dựng.
Những vị trí tiếp theo trong Top 10 PCI 2021 là các tỉnh Bình Dương, Bắc Ninh, Thừa Thiên - Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu và Hà Nội. Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã quay trở lại top 10 PCI sau 8 năm kể từ PCI 2013 (đứng vị trí thứ 2).
Tương tự, kể từ sau PCI 2009 với vị trí thứ 8, đây mới là lần đầu tiên tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu góp mặt trong nhóm 10 tỉnh dẫn đầu.
Các địa phương phía cuối bảng xếp hạng PCI năm nay là Cao Bằng (63), Hòa Binh (62), Kon Tum (61), Kiên Giang (60), Hà Giang (59), Ninh Bình (58), Quảng Bình (57), Lai Châu (56), Bạc Liêu (55), Sóc Trăng (54).