OPEC+ muốn những người bán khống giá dầu thiệt hại đáng kể

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Việc cắt giảm sản lượng bất ngờ của OPEC+ đã nhắm thẳng vào một đối tượng: các nhà đầu cơ đặt cược rằng giá dầu sẽ giảm.
OPEC+ muốn những người bán khống giá dầu thiệt hại đáng kể

Đó là sự trở lại với chiến thuật được Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê Út, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman sử dụng lần đầu tiên vào năm 2020.

Cuộc tấn công mới vào những người bán khống đã thành công. Thị trường đã đổi xu hướng và hợp đồng tương lai dầu tăng tới 8% trong ngày 3/4, góp phần định giá lại tài sản từ cổ phiếu sang trái phiếu. Tuy nhiên, OPEC+ cũng khiến người tiêu dùng và nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng khó khăn khi làm dấy lên mối lo ngại về lạm phát và đặt cược vào việc tăng lãi suất hơn nữa.

Diễn biến mới đây của giá dầu Brent

Diễn biến mới đây của giá dầu Brent

Theo các nguồn tin, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh (OPEC+) đã bắt đầu nhận thấy sự cần thiết phải thay đổi chính sách dầu mỏ vào ngày 20/3 khi giá dầu Brent giảm xuống mức thấp nhất trong 15 tháng gần 70 USD/thùng do khủng hoảng ngân hàng đe dọa làm suy yếu nền kinh tế.

Động thái cắt giảm sản lượng này là hoàn toàn bất ngờ và cụ thể là OPEC+ đã nhắm vào những người bán khống dầu mỏ. Trong quá trình chuẩn bị cho cuộc họp của OPEC+ vào thứ Hai (3/4), Hoàng tử Abdulaziz đã nhiều lần nói rằng OPEC+ sẽ giữ sản lượng ổn định trong cả năm để giữ cho thị trường ổn định.

Tuy nhiên, thông báo bất ngờ được đưa ra vào buổi chiều Chủ nhật (2/4) ở châu Âu, khi thị trường đóng cửa, thời điểm công bố đã được lựa chọn để có tác động tối đa. Sau đó, giá dầu Brent đã tăng hơn 6 USD/thùng khi thị trường châu Á mở cửa, và là mức tăng lớn nhất trong hơn một năm.

Theo số liệu từ Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC), khi giá dầu sụt giảm cùng với cuộc khủng hoảng ngân hàng vào cuối tháng 3, các nhà đầu cơ đã đặt cược giảm giá đối với dầu thô của Mỹ đã lên mức cao nhất trong 4 năm và giảm các vị thế tăng giá xuống mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ.

Những lo ngại về bất ổn tài chính đã giảm bớt vào cuối tháng và những vị thế bán khống đó đã được đóng vị thế, nhưng vào thời điểm đó, việc UBS mua lại Credit Suisse một cách vội vàng đã làm dấy lên lo ngại rằng sự lây lan tài chính có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu.

Vào cuối tháng 3, một đường ống xuất khẩu quan trọng từ Iraq đã bị dừng do tranh chấp pháp lý giữa chính quyền khu vực người Kurd và Baghdad, làm giảm khoảng 400.000 thùng/ngày khỏi nguồn cung toàn cầu. Tuy nhiên, giá dầu thô chỉ tăng 4%, củng cố quan điểm rằng các nhà đầu cơ giá xuống đang chi phối thị trường.

Amrita Sen, Giám đốc nghiên cứu tại Energy Aspects cho biết: “Thị trường đã trở thành sân chơi cho những người bán khống này và OPEC+ muốn loại bỏ họ. OPEC+ đang đang nói hãy tiếp tục với chúng tôi, nhưng bạn sẽ gặp nguy hiểm".

Tin bài liên quan