OPEC+ cho biết sẽ đặt mục tiêu tăng sản lượng thêm 400.000 thùng ngày vào tháng 3, tiếp tục với kế hoạch hàng tháng đã thống nhất vào tháng 7 để loại bỏ dần việc cắt giảm sản lượng khi đại dịch xuất hiện.
Các nước tiêu thụ dầu lớn bao gồm Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản đã thường xuyên kêu gọi OPEC+ tăng sản lượng với tốc độ nhanh hơn vò lo ngại rằng lạm phát chi phí năng lượng có thể làm ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế. Nhưng Ả Rập Xê Út và các thành viên lớn khác của nhóm luôn mắc kẹt với kế hoạch tăng sản lượng chậm hơn.
Kế hoạch tăng sản lượng dần dần đã giúp giá dầu phục hồi mạnh mẽ vào năm 2022, vượt qua mức cao nhất trong 7 năm vào tháng 1 khi giao dịch ở mức hơn 90 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014.
Sau quyết định của OPEC+, giá dầu Brent đã tăng lên mức cao nhất của 90,52 USD/thùng trong khi giá dầu WTI tăng lên mức 89,72 USD.
Sự phục hồi của giá dầu kể từ đầu năm được hỗ trợ bởi nhu cầu tăng trở lại và lo ngại rằng bất ổn tiềm ẩn ở châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi có thể làm gián đoạn nguồn cung dầu trong tương lai.
Các nhà phân tích cho biết, việc một số thành viên OPEC+ không theo kịp đà tăng sản lượng hàng tháng đã đẩy giá dầu lên cao hơn nữa.
Bjornar Tonhaugen, người đứng đầu thị trường dầu mỏ tại công ty tư vấn Rystad Energy cho biết: “Có những lo ngại trên thị trường dầu, một phần là do OPEC+ sẽ không thể sản xuất những gì họ nói trong tương lai. Chúng tôi thấy rằng OPEC+ đã không thực hiện được cam kết của chính mình là tăng sản lượng theo kế hoạch”.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), OPEC+ đã tăng sản lượng chỉ ở mức 250.000 thùng/ngày vì các quốc gia Nigeria, Angola và Malaysia đều sản xuất kém. Nga cũng lần đầu tiên bơm ít hơn hạn ngạch kể từ khi việc cắt giảm năm 2020 được áp dụng.
Nhà phân tích Christyan Malek tại JPMorgan cho biết: “OPEC+ không vội vàng tăng sản lượng quá nhanh hoặc cung cấp đầy đủ cho các thành viên có thể đang gặp khó khăn trong việc đạt được mục tiêu chung bất kể lo ngại về Ukraine hay việc hạ bớt giá dầu từ mức 90 USD. Họ có một kế hoạch mà họ muốn theo đuổi và không muốn bị mọi người nhìn thấy”.
Thiếu hụt đầu tư trong thời kỳ đại dịch đã dẫn đến một số vấn đề khi vài nhà sản xuất cố gắng khôi phục nguồn cung. IEA cho biết vào tháng trước, Nigeria, Angola và Malaysia đều phải đối mặt với “các vấn đề kỹ thuật và vận hành”.
Các mục tiêu bị bỏ lỡ đã khiến một số nhà giao dịch đặt câu hỏi liệu OPEC+ và đặc biệt là Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Iraq và Kuwait liệu có đủ công suất dự phòng để đáp ứng nhu cầu toàn cầu trong trường hợp nguồn cung hàng đầu bị gián đoạn đột ngột hay không.
Goldman Sachs dự kiến công suất dự phòng của OPEC+ sẽ đạt “mức thấp trong lịch sử” khoảng 1,2 triệu thùng/ngày vào giữa năm nay.
OPEC+ sẽ có cuộc họp vào tháng tới diễn ra vào ngày 2/3.