OPEC đang tiến hành tìm kiếm các thành viên mới

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Tổng thư ký của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã báo hiệu rằng liên minh đang tích cực mở rộng để tuyển thêm các quốc gia thành viên mới.
Haitham Al-Ghais, Tổng thư ký OPEC

Haitham Al-Ghais, Tổng thư ký OPEC

OPEC hiện đang có 13 thành viên, chủ yếu ở Trung Đông, Bắc Phi, Tây Phi và Nam Mỹ. Mối đe dọa đối với nhóm các nhà sản xuất dầu là cuộc chiến dung hòa giữa triển vọng nguồn cung dầu thô thắt chặt hơn trong nửa cuối năm, những lo ngại về kinh tế vĩ mô hiện tại và lo ngại về lạm phát. Các thành viên OPEC điều phối lượng dầu họ sản xuất trong nỗ lực tác động đến giá cả.

Ecuador đã rời OPEC vào năm 2020 vì hoàn cảnh chính trị, nhưng vào tháng 5 đã được mời gia nhập lại hàng ngũ OPEC.

Tổng thư ký OPEC, Haitham Al-Ghais đã đề cập đến các chuyến thăm gần đây tới các nước sản xuất dầu mỏ, bao gồm cả các đồng minh hiện đang thực hiện chiến lược sản xuất chung với các quốc gia OPEC+.

“Tôi đã ở Malaysia, tôi đã ở Brunei…Tôi đã ở Azerbaijan, tôi đã ở Mexico”, ông cho biết và nhấn mạnh rằng ông không nhất thiết phải mời các quốc gia này tham gia vào liên minh.

Khi được hỏi về các yêu cầu để trở thành thành viên OPEC, ông Al-Ghais cho biết: “Họ phải là nhà xuất khẩu ròng dầu mỏ đáng kể, họ phải có mục tiêu tương tự như OPEC. Tất cả điều này được đề cập rất rõ ràng trong quy chế của chúng tôi. Và tôi nghĩ rằng nhiều quốc gia mà tôi vừa kể tên thực sự phù hợp với hồ sơ này. Vì vậy… công việc đang được tiến hành”.

Sự đồng thuận

Hôm thứ Hai (3/7), Ả Rập Xê Út tuyên bố sẽ gia hạn cắt giảm 1 triệu thùng/ngày tự nguyện ban đầu được vạch ra từ tháng 7 sang tháng 8, trong khi Nga cho biết sẽ cắt giảm xuất khẩu 500.000 thùng/ngày và Algeria cũng cho biết sẽ giảm sản lượng 20.000 thùng/ngày trong tháng 8.

Cả ba quốc gia và một số thành viên OPEC+ khác vào tháng 4 đã tuyên bố một loạt cắt giảm sản lượng riêng biệt với tổng trị giá hơn 1,6 triệu thùng/ngày, mà họ đã gia hạn cho đến cuối năm 2024.

Ông Al-Ghais nhấn mạnh rằng, việc cắt giảm tự nguyện do một số quốc gia thành viên OPEC+ ban hành không cho thấy sự chia rẽ trong quan điểm chính sách của các thành viên trong liên minh.

“Khi mọi người có thể ngồi xuống và thông qua một thỏa thuận xuyên suốt với tầm nhìn rõ ràng đến năm 2025, tôi nghĩ đó là dấu hiệu của sự nhất trí. Đây là những quyết định quốc gia có chủ quyền. Chúng tôi đánh giá cao họ… Điều đó không ám chỉ rằng có sự phân mảnh”, ông cho biết.

Bên cạnh đó, ông Al-Ghais nhấn mạnh sự không chắc chắn đang diễn ra tiếp tục phủ bóng đen lên bối cảnh giá dầu.

“Nửa đầu năm nay, nó đã không thực sự diễn ra theo cách mà OPEC mong đợi. Vì vậy, chúng tôi đang nghĩ rằng điều đó có thể thành hiện thực trong nửa cuối năm nay, với việc Trung Quốc mở cửa, có thể với tốc độ khắt khe hơn những gì chúng ta đã thấy cho đến nay, với hy vọng rằng các điều kiện kinh tế ở châu Âu và Trung Quốc sẽ được giải quyết”, ông cho biết.

Các quan chức của OPEC trong những tháng gần đây đã đánh dấu sự mất kết nối giữa các nguyên tắc cơ bản về cung cầu và giá dầu toàn cầu, vốn đã hấp thụ các dư chấn của bất ổn kinh tế và lĩnh vực ngân hàng kể từ đầu năm.

Tập trung vào đầu tư

Nhắc lại ý kiến của các quan chức OPEC khác, ông Al-Ghais cũng ủng hộ việc đầu tư chung đồng thời vào các dự án nhiên liệu hóa thạch và năng lượng tái tạo trong nỗ lực tránh trường hợp thâm hụt nguồn cung. Bất chấp những gì ông cho là đầu tư dưới mức toàn cầu vào hydrocarbon, ông nói rằng liên minh OPEC vẫn có thể giải quyết bất kỳ cuộc khủng hoảng nguồn cung tiềm năng nào.

“Một phần của quyết định giảm sản lượng cũng tốt vì nó mang lại cho chúng tôi nhiều công suất dự phòng hơn và OPEC luôn tìm cách hành động trong trường hợp có bất kỳ cú sốc nào trên toàn cầu”, ông cho biết.

Suhail Al-Mazrouei, Bộ trưởng năng lượng của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng nhấn mạnh sự tập trung vào đầu tư và khả năng cung cấp.

“Điều quan trọng không phải là giá cả, điều quan trọng là mức độ đầu tư vào thị trường để cân bằng nguồn cung trong dài hạn hoặc trung hạn. Nếu có điều gì làm tôi lo lắng, thì đó là nguồn cung trung và dài hạn, không phải nhu cầu”, ông cho biết.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vào tháng 5 đã cảnh báo một cuộc khủng hoảng nguồn cung và lưu ý rằng: "Sự cân bằng thị trường sẽ chặt chẽ hơn mà chúng tôi dự đoán trong nửa cuối năm, khi nhu cầu dự kiến sẽ vượt cung gần 2 triệu thùng/ngày".

Tin bài liên quan