Trong thông điệp đăng tải lên twitter cá nhân hôm thứ Năm (2/4), Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ hy vọng, Ả Rập Saudi và Nga sẽ bắt đầu cắt giảm sản lượng dầu từ 10 triệu thùng trở lên.
Người đứng đầu Nhà Trắng cho biết, vừa nói chuyện với Thái tử Ả Rập Xê-út Mohammed bin Salman và Thái tử cũng vừa nói chuyện với Tổng thống Nga Putin. Theo đó, ông Trump mong đợi Nga và Ả Rập Xê út sẽ giảm sản lượng ít nhất 10 triệu thùng dầu mỗi ngày.
Nếu 2 nước trên không đạt được thỏa thuận, ng có quyền lựa chọn hành động để giải quyết tình hình và bảo vệ ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ, nhưng không nói rõ kế hoạch là gì.
Sau câu tweet này, giá dầu đã nhảy vọt hơn 46% trước khi mất đi hơn nửa giá trị đạt được lúc đóng cửa, nhưng vẫn có được mức tăng lịch sử trong 1 ngày.
Sự nhảy vọt của giá dầu thô kéo nhóm cổ phiếu năng lượt tăng mạnh, qua đó cứu phố Wall thoát khỏi phiên giảm điểm trước thông tin sốc về dữ liệu thất nghiệp.
Cụ thể, theo Bộ Lao động Mỹ, chỉ trong 2 tuần qua, số lượng người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ trong hai tuần qua đã tăng lên mức kỷ lục 6,6 triệu.
Cụ thể, trong tuần trước (tuần kết thúc vào ngày 28/3), cơ quan này đã nhận được 3,341 triệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Con số này của tuần trước đó, là 3,307 triệu đơn.
Kết thúc phiên 2/4, chỉ số Dow Jones tăng 469,93 điểm (+2,24%), lên 21.413,44 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 56,40 điểm (+2,28%), lên 2.526,90 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 126,73 điểm (+1,72%), lên 7.487,31 điểm.
Sự bùng nổ của giá dầu cũng giúp chứng khoán châu Âu lấy lại đà tăng, bù đắp cho nỗi lo bùng phát của đại dịch Covid-19, dù mức tăng chỉ khiêm tốn.
Kết thúc phiên 2/4, chỉ số FTSE 100 tại London (Anh) tăng 25,65 điểm (+0,47%), lên 5.480,22 điểm. Chỉ số DAX tại Frankfurt (Đức) tăng 26,07 điểm (+0,27%), lên 9.570,82 điểm. Chỉ số CAC40 tại Paris (Pháp) tăng 13,72 điểm (+0,33%), lên 4.220,96 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, trong khi nỗi lo về khả năng Tokyo sẽ bị phong tỏa vẫn ám ảnh giới đầu tư trên thị trường chứng khoán Nhật Bản, khiến chỉ số Nikkei 225 có phiên giảm thứ 4 liên tiếp trong tuần, thì các thị trường khác lại có phiên tăng thứ 2 liên tiếp với kỳ vọng về các gói kích thích kinh tế và dữ liệu lạc quan của kinh tế Trung Quốc được công bố liên tiếp trước đó.
Kết thúc phiên 2/4, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 246,69 điểm (-1,37%), xuống 17.818,72 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 46,12 điểm (+1,69%), lên 2.780,64 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 194,27 điểm (+0,84%), lên 23.280,06 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 39,4 điểm (+2,34%), lên 1.724,86 điểm.
Dữ liệu sốc về thất nghiệp của Mỹ đã khiến giới đầu tư đổ tiền mạnh vào các kênh trú ẩn an toàn, trong đó có vàng, giúp giá kim loại quý này tiếp tục tăng mạnh trong ngày thứ Năm.
Kết thúc phiên 2/4, giá vàng giao ngay tăng 16,8 USD (+1,06%), lên 1.610,2 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 4 tăng 47,5 USD (+3,01%), lên 1.625,7 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6 tăng 46,3 USD (+2,91%), lên 1.637,7 USD/ounce.
Thị trường dầu mỏ có một phiên biến động chóng mặt. Sau câu Tweet của Tổng thống Mỹ Trump về việc ông muốn Nga và Ả Rập Xê út giảm sản lượng ít nhất 10 triệu thùng/ngày, đồng thời cho biết, Thái tử Ả Rập Xê út và Tổng thống Nga đã nói chuyện với nhau về vấn đề này. Nếu 2 nước không hành động, thì Mỹ sẽ có hành động để giải quyết tình hình và bảo vệ ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ.
Sau câu tweet trên của ông Trump, giá dầu thô đã tăng vọt hơn 46,7%, trong đó dầu thô Brent lên trên 36 USD/thùng. Tuy nhiên, sau đó Mascow đã phủ nhận việc Tổng thống Putin nói chuyện với Thái tử Ả Rập Xê út, khiến giá dầu quay đầu đánh mất hơn nửa giá trị đã có trước đó và xuống dưới ngưỡng 30 USD/thùng.
Dù vậy, giá dầu thô vẫn giữ được mức tăng mạnh mẽ trong phiên thứ Năm với mức tăng hơn 17% đến hơn 19%, mức tăng lớn nhất trong 1 ngày đối với giá dầu thô Mỹ.
Kết thúc phiên 2/4, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 5,01 USD (+19,79%), lên 25,32 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 5,20 USD (+17,37%), lên 29,94 USD/thùng.