Ảnh AFP

Ảnh AFP

Ông Trump lại khiến giới đầu tư thất vọng

(ĐTCK) Sau đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer, đến lượt Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến giới đầu tư lo lắng về khả năng chấm dứt chiến tranh thương mại.

Dữ liệu của Bộ Thương mại Mỹ công bố hôm thứ Năm cho thấy, dù kinh tế Mỹ bỏ lỡ mục tiêu tăng trưởng 3% trong năm 2018, nhưng nhờ tăng trưởng tốt hơn dự kiến trong quý IV, nên GDP năm 2018 của Mỹ tăng 2,9%, một con số khá tốt.

Dù nhận thông tin tích cực về kinh tế vĩ mô, nhưng phố Wall chỉ lình xình và tiếp tục đóng wcar giảm điểm trong phiên thứ Năm khi nhà đầu tư lo ngại về thu nhập của các doanh nghiệp và những trở ngại mới trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung.

Hôm thứ Tư, đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho biết, “còn nhiều việc phải làm” để Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận chung và Mỹ lùi thời hạn, nhưng không từ bỏ biện pháp đánh thuế với hàng hóa của Trung Quốc.

Tiếp đó, trong cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội, Tổng thống Trump cho biết, ông có thể từ bỏ thỏa thuận thương mại với Mỹ nếu nó chưa đủ tốt, dù các cố vấn của mình đã làm việc để thúc đẩy được một tiến trình “tuyệt vời”.

Bên cạnh đó, việc hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triệu tại Hà Nội không đạt được thỏa thuận chung cũng ảnh hưởng ít nhiều tới tâm lý nhà đầu tư.

Kết thúc phiên 28/2, chỉ số Dow Jones giảm 69,16 điểm (-0,27%), xuống 25.916,00 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 7,89 điểm (-0,28%), xuống 2.784,49 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 21,98 điểm (-0,29%), xuống 7.532,53 điểm.

Trong khi đó, trên thị trường chứng khoán châu Âu, ngoại trừ chứng khoán Anh tiếp tục giảm do đồng bảng tăng mạnh, các thị trường khác đã hồi phục trở lại khi sự lạc quan của các ngân hàng bù đắp cho thông tin thiếu tích cực của thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung. Qua đó, giúp chứng khoán khu vực có tháng tăng thứ 2 liên tiếp trong tháng 2.

Kết thúc phiên 28/2, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 32,47 điểm (-0,46%), xuống 7.074,73 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 28,31 điểm (+0,25%), lên 11.515,64 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 15,18 điểm (+0,29%), lên 5.240,53 điểm.

Trên thị trường chứng khoán châu Á, thông tin bất lợi từ cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung, cùng hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triệu không đạt được thỏa thuận chung khiến các thị trường đồng loạt giảm điểm.

Kết thúc phiên 28/2, chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản giảm 171,35 điểm (-0,79%), xuống 21.385,16 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 12,87 điểm (-0,44%), xuống 2.940,95 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 124,26 điểm (-0,43%), xuống 28.633,18 điểm.

Trên thị trường vàng, dù có nhiều thông tin rủi ro địa chính trị như hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều không đạt được thỏa thuận chung, nguy cơ xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan, nhưng tâm lý chung của nhà đầu tư vẫn khá lạc quan, khiến giá vàng tiếp tục giảm trong phiên thứ Năm.

Ngoài ra, dù không đạt được thỏa thuận chung, nhưng 2 nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên rời cuộc họp đã có những điều khoản tốt và cả 2 vui vẻ tạm biệt nhau sau hội nghị, cho thấy triển vọng vẫn khá tốt.

Kết thúc phiên 28/2, giá vàng giao ngay giảm 6,5 USD (-0,49%), xuống 1.312,9 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 4 giảm 5,1 USD (-0,39%), xuống 1.316,1 USD/ounce.

Trong khi đó, trên thị trường năng lượng, giá dầu thô lại trái chiều nhau, nhưng mức biến động không lớn trong phiên thứ Năm.

Kết thúc phiên 28/2, giá dầu thô kỳ hạn Mỹ tăng 0,28 USD (+0,49%), lên 57,22 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,36 USD (-0,54%), xuống 66,03 USD/thùng.

Tin bài liên quan