Ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng ADB

Ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng ADB

Ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng ADB: 3 thách thức lớn đối với kinh tế Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng ADB cho rằng, Việt Nam đang đối mặt với 3 thách thức lớn và nếu khắc phục được thì mục tiêu tăng trưởng kinh tế trung bình 6,5-7%/năm là có thể đạt được.

Ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng ADB đánh giá quan điểm dài hạn của ADB với nền kinh tế Việt Nam là rất tích cực. Bởi, Việt Nam là một nền kinh tế rất năng động với hơn 100 triệu dân và tầng lớp trung lưu đang phát triển có thể được xếp bậc nhanh nhất trong khu vực châu Á.

Ngoài ra, Việt Nam rất lợi thế tiếp cận thị trường, với các nền kinh tế lớn thông qua một loạt các kiểm định FTA với nhiều nước trên thế giới. Thêm vào đó, Việt Nam là nước láng giềng với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc. Do đó, ông Cường đánh giá khả năng Việt Nam đạt được mức tăng trưởng trung bình 6,5 - 7%/năm từ nay đến năm 2030 là có thể thực hiện được.

Bên cạnh những triển vọng tích cực trên, ông Cường cũng đã chỉ ra 3 thách thức lớn đối với Việt Nam.

Thứ nhất là thách thức về biến đổi khí hậu. Nếu Việt Nam không có những biện pháp hiệu quả để ngăn chặn các tác động của biến đổi khí hậu thì nó sẽ hạn chế sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Thách thức thứ hai là về khu vực kinh tế tư nhân. Ông Cường cho rằng: "Nếu như từ bây giờ đến năm 2030 mà không phát triển kinh tế khu vực tư nhân hiệu quả thì sẽ là một cản trở lớn cho kinh tế Việt Nam".

Dấu hiệu là khối doanh nghiệp tư nhân đang gặp khó khăn được thể hiện trong quý 1/2023 có 60.241 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh là 42.858 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 71,1%, tăng 20,1% so với cùng kỳ năm 2022; số doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể là 12.766 doanh nghiệp, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2022; và số doanh nghiệp giải thể là 4.617 doanh nghiệp, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Số lượng các doanh nghiệp giải thể có xu hướng tăng so với cùng kỳ. Nguồn: Tổng cục thống kê.

Số lượng các doanh nghiệp giải thể có xu hướng tăng so với cùng kỳ.

Nguồn: Tổng cục thống kê.

Đây là lần đầu tiên trong các quý I từ trước đến nay, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (60.241 doanh nghiệp) cao hơn số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường (56.946 doanh nghiệp).

Theo ông Cường, đây cũng là một lý do Việt Nam nên chuyển sang chính sách hỗ trợ tăng trưởng. Những thống kê của quý I cho thấy mức tăng trưởng của quý I là rất thấp, trong đó mức tăng trưởng như Thành phố Hồ Chí Minh với những con số đáng quan ngại.

Thách thức thứ ba là vấn đề về cải cách thể chế, việc làm này liên quan trực tiếp đến sự phát triển của khu vực tư nhân. Theo ông Cường, mặc dù cải cách thể chế ở Việt Nam đã có những tiến bộ rất đáng kể tuy nhiên vẫn cần nỗ lực thay đổi hơn nữa.

Tin bài liên quan