Tự động hóa, robot và toàn cầu hóa đang thay đổi nhanh chóng môi trường làm việc. Các chính phủ cần hành động kịp thời và dứt khoát để đối phó với những thách thức về kinh tế và xã hội. Đây cảnh báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Theo báo cáo mới công bố của tổ chức này, gần một nửa số công việc có thể bị xóa sổ hoặc thay đổi hoàn toàn trong hai thập kỷ tới do tự động hóa.
Cụ thể, 14% việc làm khả năng biến mất trong 15 đến 20 năm tới. 32% có thể thay đổi hoàn toàn. Giám đốc Lao động của OECD Stefano Scarpetta nói tốc độ thay đổi sẽ là "giật mình".
OECD cho biết, các hệ thống đào tạo được xây dựng trong hàng thập kỷ qua đang cố gắng theo kịp những thay đổi cực kỳ to lớn về bản chất công việc hiện nay.
Trong khi một số công nhân sẽ được hưởng lợi nhờ công nghệ mở ra thị trường mới và tăng năng suất, thì những người lao động trẻ, có tay nghề thấp, bán thời gian và thời vụ rất dễ bị tổn thương.
"Những thay đổi cấu trúc sâu và nhanh đang diễn ra, mang đến cho họ những cơ hội mới to lớn nhưng cũng sẽ đầy bấp bênh nếu không được trang bị tốt để nắm bắt chúng", ông Scar Scarpetta nói.
Những thay đổi về việc làm sẽ ảnh hưởng đến công nhân nhiều hơn, đặc biệt là những người trẻ có trình độ thấp. Phụ nữ có khả năng thiếu việc làm hay làm các công việc được trả lương thấp, OECD cho biết.
Tổ chức này khuyến nghị đào tạo nhiều hơn, kêu gọi các chính phủ mở rộng sự bảo vệ cho người lao động ở các môi trường còn thiếu quyền lợi. Báo cáo cũng cảnh báo về sự "phân nhánh tiêu cực" ở các thành phố.
Báo cáo việc làm mới nhất do OECD công bố lần này cảnh báo về các rủi ro với những nền kinh tế phát triển, nơi tầng lớp trung lưu bị siết chặt, lao động mất việc làm bởi công nghệ và sự bất mãn lan rộng ở các nước giàu.