Một trường học phải đóng cửa do dịch COVID-19 tại Halle/Saale, Đức hồi tháng Tư. (Ảnh: AFP/TTXVN).

Một trường học phải đóng cửa do dịch COVID-19 tại Halle/Saale, Đức hồi tháng Tư. (Ảnh: AFP/TTXVN).

OECD: Dịch COVID-19 sẽ gây tổn thất kỹ năng lao động của giới trẻ

0:00 / 0:00
0:00
OECD cho hay, dịch COVID-19 khiến các nhà trường phải đóng cửa sẽ dân tới tổn thất những kỹ năng con người tích lũy được và làm suy giảm 1,5% sản lượng kinh tế toàn cầu trong tương lai.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ước tính việc gián đoạn học tập vì đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ dẫn tới những "tổn thất kỹ năng" làm suy giảm 1,5% sản lượng kinh tế toàn cầu trong phần còn lại của thế kỷ 21.

Trong báo cáo mới công bố ngày 8/9, OECD ước tính thực trạng trên khiến kinh tế Mỹ tổn hại 15.300 tỷ USD và mức thiệt hại sẽ nghiêm trọng hơn nếu tình trạng gián đoạn học tập kéo dài sang năm học tiếp theo.

Để giải thích về mối liên hệ dẫn tới ước tính trên, báo cáo có đoạn nêu rõ gián đoạn học tập kéo theo những tổn thất những kỹ năng con người tích lũy được lại liên quan trực tiếp tới năng suất lao động của họ.

Các chính phủ trên toàn thế giới đã buộc phải yêu cầu các trường học đóng cửa như một trong các biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Thời gian đóng cửa trường học trung bình là 10 tuần hoặc 1/3 năm học.

Việc các trường học không thể mở cửa đón học sinh càng nới rộng các khoảng cách về cơ hội tiếp cận giáo dục giữa những nước giàu và nghèo.

Những trẻ em có đầy đủ trang bị mạng Internet, máy tính và sự trợ giúp của gia đình rõ ràng có nhiều cơ hội tiếp cận giáo dục hơn trong hoàn cảnh dịch bệnh.

Báo cáo nêu rõ những học sinh, sinh viên có xuất phát điểm tốt hơn có thể tìm những cơ hội học tập thay thế khi các nhà trường đóng cửa nhưng với những học sinh có xuất phát điểm kém hơn, tình trạng này đồng nghĩa cơ hội học tập của các em cũng khép lại.

Bên cạnh đó, báo cáo của OECD cảnh báo kể cả khi các trường học ở nhiều quốc gia trên thế giới mở cửa trở lại, ngành giáo dục vẫn tiếp tục đối mặt với những thách thức lớn.

Các nhà trường sẽ phải điều hướng để việc mở cửa trở lại không kéo theo số ca mắc gia tăng.

Khi các nền kinh tế trên thế giới đều suy giảm vì đại dịch, nguy cơ nguồn ngân sách giáo dục bị cắt giảm cũng hiện hữu.

Các trường đại học sẽ phải làm mới để duy trì sức hút với sinh viên kể cả khi những trải nghiệm giáo dục trong môi trường đại học truyền thống không còn như trước.

Tin bài liên quan