Ngày 14/12, các đại cử tri Mỹ nhóm họp để cùng bỏ lá phiếu trực tiếp quyết định ai là ông chủ Nhà Trắng trong 4 năm tiếp theo. Ảnh: KT.

Ngày 14/12, các đại cử tri Mỹ nhóm họp để cùng bỏ lá phiếu trực tiếp quyết định ai là ông chủ Nhà Trắng trong 4 năm tiếp theo. Ảnh: KT.

Nước Mỹ bước vào Ngày quyết định

0:00 / 0:00
0:00

Ngày 14/12, các đại cử tri Mỹ nhóm họp để cùng bỏ lá phiếu trực tiếp quyết định ai là ông chủ Nhà Trắng trong 4 năm tiếp theo.

Một ngày trước thời điểm bỏ phiếu, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tiếp tục theo đuổi cuộc chiến pháp lý, có thể khiến tình hình nước Mỹ rối ren và chia rẽ hơn.

Tại cuộc bỏ phiếu của cử tri đoàn diễn ra vào 14/12 (giờ Mỹ), Tổng thống đắc cử Joe Biden được dự đoán sẽ nhận 306 phiếu đại cử tri và Tổng thống Donald Trump giành được 232 phiếu.

Có một số ý kiến cho rằng vẫn có khả năng các cử tri lật kèo trong cuộc bỏ phiếu. Dù vậy, một số chuyên gia cho rằng khó có chuyện Tổng thống Trump được hưởng lợi từ sự đổi ý của đại cử tri.

Với kết quả hiện nay, Tổng thống Trump muốn lật ngược tình thế sẽ cần ít nhất 38 đại cử tri "lật kèo”.

Đây là điều chưa từng xảy ra trước đó. Tổng thống Trump trước đó cũng tuyên bố sẽ chấp nhận rời Nhà Trắng nếu các đại cử tri lựa chọn Tổng thống đắc cử Joe Biden trong cuộc bỏ phiếu hôm nay.

Tuy nhiên phát biểu trước ngày đại cử tri bỏ phiếu, Tổng thống Trump khẳng định sẽ tiếp tục tiến hành các hành động pháp lý nhằm thách thức kết quả của cuộc bầu cử năm 2020

“Cuộc bầu cử đầy gian lận. Tôi lo lắng về việc đất nước có một Tổng thống bất hợp pháp. Bạn hãy nhìn Georgia. Chúng tôi đã thắng Georgia. Chúng tôi đã thắng lớn Pennsylvania. Chúng tôi cũng đã thắng lớn Wisconsin”, Tổng thống Trump nói.

Tuy nhiên phán quyết mới nhất của Tòa án Tối cao Mỹ trong tuần qua bác bỏ vụ kiện của Tổng chưởng lý bang Texas, được xem như đặt dấu chấm hết cho các nỗ lực pháp lý nhằm thay đổi kết quả bầu cử của Tổng thống Trump.

Đây cũng là lần thứ 2 chỉ trong một tuần qua, Tòa án Tối cao bác bỏ yêu cầu của đảng Cộng hòa nhằm can thiệp vào kết quả bầu cử Tổng thống.

Sau ngày 14/12, kết quả bỏ phiếu của các đại cử tri sẽ được gửi tới lưỡng viện Quốc hội. Ngày 6/1/2021, lưỡng viện sẽ tổ chức một cuộc họp chung, do Phó Tổng thống Mike Pence - Chủ tịch Thượng viện - chủ trì, để xem xét kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn.

Với kết quả thăm dò dư luận cho thấy nhiều cử tri đảng Cộng hòa cũng nghi ngờ tính hợp pháp của cuộc bầu cử năm 2020 khiến một số nhà quan sát lo ngại việc Tổng thống Donald Trump tiếp tục theo đuổi cuộc chiến pháp lý có thể khiến đất nước chia rẽ hơn.

2 ngày trước cuộc bỏ phiếu chính thức của cử tri đoàn, hàng nghìn người đã tham gia một cuộc biểu tình ở trung tâm thủ đô Washington nhằm bày tỏ ủng hộ đối với Tổng thống Trump. Bạo loạn đã xảy ra khiến nhiều người bị thương và bị bắt giữ.

Giới quan sát nhận định, chính quyền của Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ phải đối mặt với một nước Mỹ chia rẽ và cần phải giải quyết những vấn đề cốt lõi đã tạo lên sức ảnh hưởng lớn của Tổng thống Trump.

Bằng chứng là dù các vụ kiện tụng của Tổng thống Trump liên tiếp thất bại và mới chỉ chi khoảng 10 triệu USD cho các hoạt động kiện tụng, nhưng số tiền nhận được từ những người ủng hộ lên đến gần 210 triệu USD.

Theo ông David Axelrod, chiến lược gia Dân Chủ của cựu Tổng Thống Obama, con tàu nước Mỹ sẽ chênh vênh và có thể nghiêng trong 4 năm tới, nếu chính quyền của Tổng thống đắc cử Joe Biden không có biện pháp điều chỉnh để kéo những người “theo chủ nghĩa Trump” trở lại con đường xây dựng nước Mỹ hùng mạnh và đoàn kết.

Tin bài liên quan