Lĩnh vực kinh tế - Tạo lập giá trị lâu dài
Để duy trì kết quả kinh doanh tăng trưởng cao, Novaland liên tục đưa các chiến lược tối ưu hóa mô hình kinh doanh, tạo lập giá trị lâu dài thông qua tích lũy đất, bán hàng, phát triển dự án, quản lý vốn và cải tiến phương thức mua sắm.
Lĩnh vực xã hội - Chia sẻ giá trị chung
Chiến lược phát triển bền vững tại Novaland đảm bảo các bên liên quan như nhân viên, khách hàng, cộng đồng đều là những thành tố quan trọng trong sự phát triển của Tập đoàn.
Đối với khách hàng, Novaland luôn nhất quán phương châm “Khách hàng là số 1”. Thực sự quan tâm đến việc đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của khách hàng, Novaland tập trung đầu tư từ công tác quản lý chất lượng công trình, quản lý tòa nhà, dịch vụ hậu mãi, ứng dụng công nghệ nhằm giúp khách hàng tiết kiệm chi phí và được lắng nghe.
Đối với người lao động, Tập đoàn áp dụng công nghệ trong quản lý nhân sự và giữ chân người tài như PMS, IDP, KPIs, với chính sách lương thưởng, an sinh, phúc lợi, đào tạo, xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo tiêu chuẩn thị trường cao.
Đối với cộng đồng, Novaland luôn xác định sự thành công không chỉ được công nhận bởi kết quả kinh doanh, mà còn ở mức độ và trách nhiệm đóng góp phát triển cộng đồng của doanh nghiệp. Để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, các hoạt động cộng đồng của Novaland không chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ, mà còn nâng tầm đến mức góp phần nâng cao nhận thức và phát triển năng lực cộng đồng.
Lĩnh vực môi trường - Quản lý các tác động
Với mục tiêu tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, chiến lược phát triển bền vững của Novaland tập trung vào các yếu tố vật liệu, nước, năng lượng, chất thải, được hiện thực hóa thông qua việc áp dụng hàng loạt sáng kiến như sử dụng các vật liệu thay thế, vật liệu tái chế, áp dụng công nghệ tiết kiệm điện, hệ thống quản lý năng lượng thông minh, hệ thống quản lý nước và chất thải tiên tiến.
Thực tế, Novaland là một trong số ít doanh nghiệp bất động sản đi đầu trong việc áp dụng hệ thống công trình xanh EDGE của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) trong thiết kế và thi công dự án, với mục tiêu giảm tối thiểu 20% đối với nguồn vật liệu, mức năng lượng tiêu thụ, mức tiêu thụ nước. Năm 2016, Orchard Garden (quận Phú Nhuận, TP.HCM) - dự án đạt chứng nhận công trình xanh EDGE - đã sử dụng năng lượng giảm 21%, nước giảm 23% và tài nguyên giảm 33%.
Dự án Lakeview City (Q.2) với hồ cảnh quan 3,6 ha đang bàn giao giai đoạn I
Cũng trong xu hướng này, Lakeview City (quận 2) - một dự án khác của Novaland được ứng dụng rất nhiều công nghệ xanh như: hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn A (tái sử dụng nước thải để tưới cây), hệ thống chiếu sáng công cộng bằng năng lượng mặt trời…
Tất cả các mục tiêu phát triển bền vững đều được chuẩn hóa bằng gần 60 chỉ số thực tế, nhằm giúp Novaland thực sự đo lường được hiệu quả do chiến lược phát triển bền vững mang lại, đồng thời từng bước hiện thực hóa hoài bão: “Trở thành tập đoàn bất động sản đẳng cấp quốc tế, với vị thế cao, phát triển vững mạnh góp phần mang lại cuộc sống hạnh phúc và thịnh vượng cho cộng đồng”.
Hội đồng Phát triển Bền vững của Tập đoàn Novaland chịu trách nhiệm thúc đẩy hỗ trợ kết nối giữa Tập đoàn và HĐQT nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, xem xét định hướng các chiến lược kinh doanh liên quan đến các chương trình, chính sách, hợp tác, hoạt động và mục tiêu phát triển bền vững, xem xét và cung cấp tư vấn chiến lược kinh doanh của Tập đoàn trong mối liên kết với các chương trình hành động, hợp tác nhằm đảm bảo tính nhất quán.
Nguồn: www.novaland.com.vn