Novaland mới chốt một giao dịch dự án quy mô 286 ha ở Đồng Nai, giá trị giao dịch gần 1 tỷ USD.

Novaland mới chốt một giao dịch dự án quy mô 286 ha ở Đồng Nai, giá trị giao dịch gần 1 tỷ USD.

Novaland chia sẻ chiến lược M&A, Tập đoàn mới chốt thương vụ giá trị 1 tỷ USD

0:00 / 0:00
0:00

(ĐTCK) Theo thông tin chia sẻ từ ông Nguyễn Thái Phiên, Giám đốc cao cấp Tài chính, Tập đoàn Novaland tại diễn đàn M&A 2020 diễn ra ngày 25/11, trong tuần trước, Novaland đã chốt một giao dịch dự án quy mô 286 ha ở Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Tổng giá trị M&A các thương vụ mới ở khu vực này và các tỉnh lân cận là 1 tỷ USD.

Đồng thời, Novaland cũng phát triển hệ sinh thái du lịch đi kèm để tăng giá trị cho khách hàng, một nhà đơn lẻ không thể tạo nên sứ mệnh “kiến tạo cộng đồng được”.

Ông Thái Phiên khẳng định, M&A là công cụ để Novaland sử dụng tích cực và hiệu quả phục vụ cho chiến lược phát triển của Tập đoàn. Một thương vụ M&A hiệu quả dựa trên 3 yếu tố, bao gồm hiệu quả tài chính, gia tăng về quỹ đất, gia tăng thị phần; giúp doanh nghiệp đi sâu vào chuỗi giá trị, hoặc mở rộng được thị phần, sản phẩm, tiếp cận thị trường; và gia tăng giá trị cộng đồng, mang lại môi trường sống tốt cho cư dân trong các dự án. Một trong những sứ mệnh của Novaland là “kiến tạo cộng đồng”, đóng góp cho cộng đồng.

Chính vì vậy, có thể một hai dự án của Novaland chưa mang nhiều lợi nhuận, nhưng nếu gia tăng được thương hiệu, kiến tạo được cộng đồng thì kết quả ghi nhận tích cực là điều chắc chắn.

"Với Novaland, chặng đường phát triển 20 năm gần đây đã xác định rõ 3 giá trị cốt lõi là: Kiến tạo cộng đồng, xây dựng điểm đến, vun đắp niềm vui. Tất cả các chiến lược M&A đều bám theo 3 giá trị này", ông Thái Phiên nói.

Từ dự án chung cư ở trong trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, đến các dự án khu Đông (quận 2, quận 9), rồi ra các khu vực tỉnh Đồng Nai, Phan Thiết (Bình Thuận), Hồ Tràm (Bà Rịa - Vũng Tàu)… cũng đều đi theo 3 giá trị cốt lõi trên, ông Thái Phiên khẳng định.

Khác với các chủ đầu tư khác, Novaland dựa trên cơ sở M&A để tăng trưởng và phát triển, quỹ đất đã tích lũy từ lâu, mua lại từ các chủ đầu tư khác, nên khi phát triển lên thì quỹ đất phát triển theo trục phát triển của Tập đoàn.

Sau khi M&A để gia tăng quỹ đất, Tập đoàn sẽ phát triển các hệ sinh thái, dịch vụ tiện ích… có thể là từ việc tự xây dựng, hoặc mua lại từ các doanh nghiệp khác để làm gia tăng chuỗi giá trị, tạo nên chất lượng sống tốt cho cư dân trong dự án.

Chia sẻ kinh nghiệm trong việc xử lý các thách thức để M&A thành công, ông Thái Phiên cho biết, khi thực hiện 1 thương vụ M&A thì Novaland cố gắng càng sớm càng tốt, nhưng trong quá trình thực hiện cũng không tránh khỏi việc gặp phải rủi ro và thách thức.

3 thách thức chính khi thực hiện 1 thương vụ M&A, bao gồm:

Thứ nhất là vướng hệ thống văn bản pháp quy về bất động sản, triển khai pháp lý dự án.

Thứ hai là vấn đề tài chính. Theo quy định của NHNN, các ngân hàng thương mại Việt Nam chỉ được tài trợ không quá 5% cho các hoạt động mua bán cổ phiếu, mặc dù quy định này là đúng (nhằm ngăn chặn dòng tiền chảy từ ngân hàng sang công ty chứng khoán, rồi thông qua hoạt động margin ra thị trường chứng khoán). Tuy nhiên, khi áp chung cho toàn bộ doanh nghiệp, với các thương vụ M&A trong thị trường gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Về vấn đề này, ông Thái Phiên cho biết, với tư cách bên mua phải vượt qua được, Novaland phải sử dụng nhiều công cụ, làm việc với nhiều đối tác nước ngoài để xử lý các vấn đề này.

Thứ ba, khi công bố thông tin của 1 giao dịch, đưa ra những góc nhìn về thuận lợi và thách thức đôi khi sẽ gặp phải những phản ứng tích tiêu cực.

Tuy nhiên, ông Phiên nhìn nhận, là doanh nghiệp bất động sản, đã niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và huy động vốn ngoại, Novaland sẽ phải tuân thủ nhiều quy định bởi nhiều bộ luật, nhưng chủ yếu nhất vẫn là Luật Kinh doanh bất động sản. Ngoài ra, Tập đoàn cũng luôn có những sự chuẩn bị trước sự thay đổi của các bộ luật.

Tin bài liên quan