Khảo sát của Công ty Nghiên cứu thị trường Taylos Nelson Sofres (TNS) cho thấy, nếu năm 2011, 55% người tiêu dùng Việt
Siêu thị đang trở thành kênh bán lẻ ưa chuộng hiện nay ở Việt
Đây là những thông tin không vui vẻ gì cho các doanh nghiệp tiêu dùng, bởi nếu xu hướng người người nhà nhà thắt lưng buộc bụng còn tiếp tục thì nguy cơ hàng hóa ế ẩm còn tiếp diễn. Tuy nhiên, cũng trong khảo sát này, TNS đã phát hiện ra một điều khá thú vị, một hướng mở cho các nhà bán hàng tiêu dùng đó chính là thị trường nông thôn. Dù xu hướng đô thị hóa tăng lên, nhưng hiện nay phần lớn trong hơn 90 triệu dân Việt Nam vẫn sống ở nông thôn và đây mới là thị trường lớn nhất cho các doanh nghiệp muốn tiêu thụ sản phẩm. Một thông tin đáng được chú ý nữa là dù thắt chặt chi tiêu, nhưng người tiêu dùng vẫn mạnh tay đầu tư cho lĩnh vực giáo dục, chiếm 47% thu nhập. Ngoài ra, chi tiêu ưu tiên khác là dịch vụ sức khỏe, với mức tăng 20% vào năm ngoái.
Mở rộng địa bàn ra ngoài các thành phố lớn cũng là hướng đi trong thời gian tới của các doanh nghiệp hàng tiêu dùng. Hệ thống siêu thị Big C vừa đưa vào hoạt động trung tâm thương mại tại TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương. Với diện tích 16.000 m2, trung tâm này sẽ kinh doanh gần 40.000 mặt hàng từ thực phẩm khô, thực phẩm tươi sống đến hàng vải sợi, điện máy, gia dụng... Đây là siêu thị thứ 20 của Big C đi vào hoạt động tại Việt
Sau 4 năm chính thức bán hàng tại Việt
Trước những băn khoăn về sức tiêu thụ của thị trường mới này đối với những sản phẩm có mức giá và chất lượng trung cấp mà Amway Việt Nam đang cung cấp, ông How Kam Chiong, Tổng giám đốc Amway Việt Nam cho rằng, không nên đánh giá thấp sức tiêu thụ tại thị trường Cà Mau, dù đây chưa phải là một trung tâm kinh tế của cả vùng.
“Khảo sát của chúng tôi cho thấy, người dân Cà Mau có mức thu nhập tương đối cao và là một thành phố sôi động, có sân bay, nghĩa là lưu thông vận chuyển hàng hóa dễ dàng. Gần đây, tăng trưởng kinh doanh của Amway tại Cà Mau rất cao, nên chúng tôi quyết định sẽ mở trung tâm phân phối ở đây”, ông How Kam Chiong nói và cho rằng, giá cả sản phẩm của Amway không cao, tương ứng với chất lượng sản phẩm. Hai năm qua, Amway Vietnam đã tái đầu tư 3 triệu USD để nâng cao hệ thống chất lượng, kiểm nghiệm, công suất sản xuất, môi trường chung cho nhà máy, trung tâm phân phối, đào tạo, huấn luyện nhà phân phối… Amway cũng khá thành công tại những thị trường mới mẻ như Việt Nam với doanh thu liên tục tăng trưởng. Năm 2011, doanh thu của Amway đạt 50 triệu USD và năm nay dự kiến sẽ đạt hơn 60 triệu USD, với mức tăng trưởng 22%.
Theo ông Ralf Matthaes, Giám đốc điều hành Công ty Nghiên cứu thị trường TNS Việt Nam, kết quả điều tra cho thấy, 63% dân số Việt Nam, tương đương 54 triệu người không có nhu cầu mua hàng xa xỉ do có mức thu nhập trung bình và thấp. Vì vậy, Việt Nam không phải là thị trường có tiềm năng lớn đối với các mặt hàng xa xỉ. Chỉ 14% người dân Việt Nam có khả năng mua hàng đắt tiền, trong đó phần lớn là đàn ông. Người tiêu dùng Việt Nam cũng thường dựa vào giá để lựa chọn sản phẩm. Và mua sắm ở siêu thị không phải trả giá, nên siêu thị đang trở thành kênh bán lẻ ưa chuộng hiện nay ở Việt Nam.
Một nhà bán lẻ đến từ Hàn Quốc là Lotte Mart cũng đặt mục tiêu từ nay đến năm 2020 sẽ mở thêm 60 siêu thị trên nhiều tỉnh, thành lớn của Việt Nam, thay vì chỉ 30 siêu thị, trung tâm thương mại như dự tính ban đầu.
“Tiêu dùng của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng bởi lớp dân số trẻ đang bắt đầu bước vào tuổi trưởng thành, đặc biệt là lớp dân số trẻ ở nông thôn”, ông Ralf Matthaes tỏ ra khá lạc quan.