Nông sản, thực phẩm chế biến rộng đường sang Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00

Việc Trung Quốc chuyển sang mô hình tăng trưởng dựa vào nhập khẩu kích cầu nội địa, giúp doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng chiến lược như nông - thủy sản, thực phẩm chế biến.

Xuất khẩu sang Trung Quốc 10 tháng 2020 vẫn tăng trưởng 14% trong khi nhiều thị trường lớn như Asean, Hàn Quốc sụt giảm

Xuất khẩu sang Trung Quốc 10 tháng 2020 vẫn tăng trưởng 14% trong khi nhiều thị trường lớn như Asean, Hàn Quốc sụt giảm

Nhiều mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Theo cập nhật của Cục Xuất nhập khẩu, 10 tháng qua, trong khi xuất khẩu sang Asean, Hàn Quốc, Nhật Bản sụt giảm so với cùng kỳ, thì kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc vẫn tăng trưởng 14%, đạt 37,6 tỷ USD.

Ở chiều nhập khẩu, sau một thời gian gián đoạn của dịch bệnh, tăng trưởng nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu cho sản xuất đã phục hồi, sau 10 tháng, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 65,8 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước.

Thông tin tại lễ khai mạc Hội chợ Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc lần thứ 3 (CIIE 2020) diễn ra từ ngày 5 - 10/11/2020 tại Trung tâm Triển lãm quốc gia, thành phố Thượng Hải, Trung Quốc, với sự tham gia trực tuyến của hơn 100 doanh nghiệp Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, việc Trung Quốc chuyển sang mô hình tăng trưởng dựa vào nhập khẩu kích cầu nội địa là một nhân tố mới giúp Việt Nam cải thiện quan hệ song phương, tăng cường các xuất khẩu các mặt hàng chiến lược như nông - thủy sản, thực phẩm chế biến (đặc biệt là cà phê và các sản phẩm chế biến liên quan…).

Với thị trường trên 1,3 tỷ dân liền kề với biên giới nước ta, trong tương lai, nếu xây dựng được các kênh xuất khẩu chính ngạch ổn định thì Trung Quốc có thể trở thành thị trường xuất khẩu chiến lược lớn nhất của nước ta, đồng thời với vai trò là cầu nối và cửa ngõ xuất - nhập khẩu của ASEAN và Trung Quốc sẽ góp phần thúc đẩy phát triển giao thương với ta nhanh và bền vững.

"Nhu cầu Trung Quốc với các sản phẩm nông sản chế biến, sữa và các sản phẩm từ sữa... của Việt Nam đang tăng cao và các DN có năng lực sản xuất cung ứng hàng hóa sẽ có nhiều cơ hội chốt được các đơn hàng lớn", ông Hải cho biết.

Riêng với mặt hàng sữa, tính đến nay, cơ quan chức năng Trung Quốc đã cấp mã giao dịch cho phép 5 công ty/nhà máy của Việt Nam được xuất khẩu các sản phẩm sữa vào thị trường này.

Các công ty, nhà máy có sản phẩm được chấp thuận xuất khẩu sang Trung Quốc gồm TH True Milk (sản phẩm sữa tiệt trùng và sữa biến đổi); Hanoimilk (sữa lên men); Công ty Bel Việt Nam (các loại phô mai khác); Nhà máy Sữa Thống Nhất (sữa đặc), Nhà máy Sữa Sài Gòn (sữa lên men bổ sung hương vị) của Vinamilk.

Năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 116,9 tỷ USD, tăng 9,3% về giá trị so với năm 2018. Trong đó, xuất khẩu hàng Việt Nam đến Trung Quốc đạt 41,4 tỷ USD, tăng 0,1%, chiếm 15,7% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam, nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc đạt 75,5 tỷ USD, tăng 15,2%. Nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc có giá trị 34 tỷ USD, tăng 40,9% về giá trị so với năm 201.

Tin bài liên quan