Nóng phiên chất vấn: Chi bao nhiêu tiền đổi mới sách giáo khoa?

0:00 / 0:00
0:00

Hàng loạt vấn đề như sự thiếu vắng phân khúc nhà ở xã hội, việc triển khai công nghệp 5G, kinh phí đổi mới sách giáo khoa… được các đại biểu chất vấn các bộ trưởng trong phiên chất vấn sáng 6/11.

Nóng phiên chất vấn: Chi bao nhiêu tiền đổi mới sách giáo khoa?

Đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) đặt câu hỏi, phân khúc nhà ở xã hội đang vắng bóng tại các đô thị, thành phố lớn, trong khi các đối tượng thu nhập thấp không thể với tới phân khúc nhà ở thương mại. Vậy Bộ Xây dựng có giải pháp gì để giải quyết vấn đề này.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Hà cho biết, yêu cầu phát triển nhà ở xã hội rất lớn. Năm 2020 cần 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội. Vấn đề này Đảng, Nhà nước luôn quan tâm và có nhiều chủ trương chính sách, trong đó có chính sách riêng như hỗ trợ doanh nghiệp miễn giảm tiền sử dụng đất và một số loại thuế, phí; trợ giúp đầu tư hạ tầng khu vực… Người mua có chính sách hỗ trợ lãi suất vay.

Ở địa phương xây dựng 5,2 triệu m2 nhà ở xã hội, trong đó nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp ở khu vực nội đô là hơn 2,8 triệu m2; ở khu công nghiệp là hơn 2,3 triệu m2.

Kết quả đạt được rất cố gắng, nhưng còn thấp so với yêu cầu, mới giải quyết được 4,5% so với yêu cầu.

Hạn chế vướng mắc lớn nhất là thiếu nguồn cung, chính là do cơ chế chính sách chưa đủ mạnh thu hút nhà đầu tư, phê duyệt giá bán, đối tương còn nhiều bất cập, thiếu ngân sách hỗ trợ ng mua.

Theo nhu cầu Chính phủ dành 9.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất, mới bố trí được 1.000 tỷ đồng.

Ở các địa phương chưa bố trí đủ quỹ đất, chưa quan tâm hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chưa quyết liệt cải cách hành chính. Giải pháp thời gian tới, Chính phủ có nhiều chỉ đạo, một số giải pháp đang thực hiện.

Trước hết, đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia căn hộ tối thiểu khép kín 45 m2. Chính phủ đã quan tâm bố trí 4.000 tỷ đồng cho người dân vay mua. Một số địa phương quan tâm đầu tư hạ tầng, bố trí quỹ đất, hỗ trợ ưu đãi riêng của địa phương.

Tư lệnh ngành xây dựng cho rằng, thời gian tới, cần phải xử lý thêm một số giải pháp như rà soát bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch để tạo điều kiện phê duyệt, cấp phép dự án. Bố trí đủ quỹ đất, tăng cường đầu tư hạ tầng, sửa đổi Nghị định 100 tạo cơ chế thuận lợi đột phá hơn cho doanh nghiệp.

Đặt ra câu hỏi về kinh phí dành cho chương trình đổi mới sách giao khoa, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) cho rằng, số tiền chi là 420 tỷ đồng thì có bao nhiêu là chi từ ngân sách nhà nước, bao nhiêu tiền từ World Bank?

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạn cho biết, Chính phủ phê duyệt dự án đổi mới chương trình giáo dục là 80 triệu USD. Trong cơ cấu, phần biên soạn sách giáo khoa theo thiết kế ban đầu là 16,5 triệu USD. Tuy nhiên, thực tế không sử dụng khoản tiền này và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trả lại và hiện số tiền trên vẫn để trong tài khoản của Word Bank.

Sau khi rà soát các chi phí không thiết thực như khâu tập huấn, tăng cường không hiệu quả, Bộ đã xin trả lại Chính phủ 29,7 triệu USD.

“Thời gian tới sẽ tiếp tục thực hiện xã hội hóa sách giáo khoa để tiết kiệm tiền chi ngân sách”, Bộ trưởng Nhạ nói thêm.

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cũng đề cập đến câu chuyện triển khai dự án 5G liệu có chậm trễ so với thế giới không? Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, việc triển khai 5G là không chậm.

“Nếu nhìn lại quá khứ, khi triển khai 2G chúng ta đi cùng nhịp thế giới, thì đến 3G, 4G chậm chân 7 - 8 năm. Vậy nếu triển khai 5G sớm liệu có tốn kém không?”, Bộ trưởng đặt vấn đề.

Theo Bộ trưởng, triển khai 5G theo 5 pha, pha 1 làm ở thành phố lớn, đông dân cư khi mạng 4G bị nghẽn và các khu công nghiệp, trường đại học, chi phí không lớn. Bởi lẽ, việc triển khai dựa trên cơ sở hạ tầng đã có của mạng 4G.

“Có tin vui là khi triển khai diện rộng mạng 5G thì chất lượng tốt, giá rẻ hơn”, Bộ trưởng nói thêm.

Tin bài liên quan