6,578 tỷ USD là tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu của ngành dệt may trong nửa đầu năm 2013. Mức nhập khẩu này, theo thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt
Cụ thể, Việt Nam đã nhập khẩu bông trị giá 595 triệu USD, tăng 33,7%; xơ sợi các loại đạt 741 triệu USD; vải 4.052 triệu USD, nguyên phụ liệu dệt may 1.191 triệu USD. Trong khi đó, xuất khẩu hàng dệt may 6 tháng đạt 7,98 tỷ USD, tăng 16,8%.
Cân đối giữa xuất và nhập khẩu của ngành dệt may thông qua những số liệu kể trên cho thấy, dù xuất khẩu tăng trưởng cao, nhưng khoảng cách giữa nhập và xuất khẩu vẫn khá sít sao.
Nguyên phụ liệu chính phục vụ làm hàng may mặc xuất khẩu lẫn nội địa (bông, xơ sợi, vải, cúc, chỉ may…) được nhập khẩu năm sau luôn cao hơn năm trước. Ngoại trừ bông, nhập khẩu từ các thị trường Mỹ, Ấn Độ, Australia, hầu hết các mặt hàng còn lại (xơ sợi, vải, nguyên phụ liệu các loại) đều được nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan.
Bà Đặng Phương Dung, Phó tổng thư ký Vitas cho biết, Trung Quốc vẫn là thị trường cung cấp vải, xơ sợi , phụ liệu chủ lực cho ngành dệt may. Lượng nguyên phụ liệu nhập khẩu chiếm cao đã làm cho tỷ trọng và giá trị gia tăng của ngành đạt mức thấp, chưa kể khi giá nguyên liệu thế giới có biến động, đã tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Theo bà Dung, Việt
Bà Dung cho rằng, nếu tình trạng bị động về nguyên phụ liệu, phụ thuộc vào một số thị trường cung cấp chủ lực kéo dài, thì ngành dệt may sẽ dần đuối sức cạnh tranh.
Theo ông Hoàng Vệ Dũng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt
Những năm qua, dù ngành rất nỗ lực, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước xây dựng các dự án sản xuất xơ sợi, dệt nhuộm…, nhưng kết quả còn hạn chế, vì đầu tư vào lĩnh vực này cần nguồn lực lớn, công nghệ cao và đòi hỏi chiến lược lâu dài. Bản thân Vinatex là doanh nghiệp có vốn nhà nước, có nguồn lực đầu tư mạnh hơn nhiều doanh nghiệp trong ngành cũng đang nỗ lực đầu tư tổng lực để hình thành được tổ hợp sợi, dệt, nhuộm lớn có khả năng đáp ứng được nguyên phụ liệu tại chỗ.
Vốn đầu tư thấp cùng với nguồn lao động dồi dào là hai yếu tố quan trọng nhất khiến nhà đầu tư nước ngoài chọn Việt
Tuy nhiên, ngược lại với xu hướng đầu tư vào lĩnh vực may, do chi phí đầu tư cao, thời gian thu hồi vốn lâu cùng các tiên lượng khó khăn về tiêu thụ sản phẩm khi phải cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu từ các thị trường có ngành dệt nhuộm phát triển lâu đời, như Trung Quốc, Hàn Quốc…, nên bất chấp những mời gọi, những năm qua, có rất ít nhà đầu tư tham gia đầu tư vào các ngành sợi, dệt, nhuộm. Đầu tư vào dệt nhuộm, vì vậy tỏ ra kém hấp dẫn so với đầu tư vào sản xuất sơ sợi, đặc biệt là may mặc.
Hầu hết doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chủ yếu nhập khẩu nguyên phụ liệu để gia công thành phẩm tại Việt
Từ những tồn tại này, Bộ Công thương đang hoàn thiện Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2020, tầm nhìn 2030, để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, mục tiêu phát triển trong giai đoạn tới là tăng tỷ lệ nội địa hóa thông qua việc thúc đẩy thu hút đầu tư vào nguyên phụ liệu, sản xuất sản phẩm chiến lược sẽ tập trung vào sản xuất vải và phụ liệu may.
Lộ trình đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang được đẩy nhanh, ngành dệt may Việt