Cuộc chơi trên TTCK đã bình đẳng hơn.

Cuộc chơi trên TTCK đã bình đẳng hơn.

Nỗ lực làm “sạch” giao dịch ngày T

(ĐTCK-online) Ngày 1/12/2009 - ngày đầu tiên lệnh cấm bán chứng khoán trước ngày T+4 có hiệu lực, trái với lo ngại của nhiều NĐT, thị trường đã có phiên tăng điểm mạnh, thanh khoản cũng được cải thiện so với nhiều ngày trước đó. Theo ghi nhận của các CTCK, nhiều NĐT đã tự tin hơn trong quyết định đầu tư, do yên tâm hơn về khả năng thị trường diễn biến ổn định trở lại.

Từ đầu tuần trước, khi thông tin về việc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) sẽ nghiêm khắc áp dụng quy định cấm bán chứng khoán trước ngày T+4, hầu hết CTCK đã co cụm dịch vụ này với việc ngừng hoạt động cho bán chứng khoán các ngày T+1, T+2. Ngay cả một số CTCK vốn cho khách hàng đồng loạt được bán chứng khoán ngày T+3 cũng đã rút về.

TIN LIÊN QUAN

Triển vọng bán chứng khoán ngày T+0

* Bán chứng khoán trước ngày T+4: Cần được hợp thức hóa

* Hiểu thế nào về quyền sở hữu cổ phiếu?

* Bán CK đang về tài khoản: Khống hay không?

* Từ ngày 1/12, chấm dứt bán chứng khoán trước ngày T+4

* Không có chuyện “treo giò” tài khoản bán T+

Thêm “cú hích” về việc tăng lãi suất cơ bản, thay đổi tỷ giá liên ngân hàng… đã khiến sức cầu trên thị trường sụt giảm. Nhưng, chính điều này đã dần kích thích các NĐT cá nhân, những người thời gian vừa rồi vốn e ngại đứng ngoài thị trường do cảm thấy bất bình đẳng, đã tham gia bắt đáy. Cuộc chơi có vẻ đã bình đẳng hơn, nhưng NĐT có thể kỳ vọng duy trì sự bình đẳng này trong bao lâu?

Trong câu chuyện ngoài lề, nhân viên môi giới một CTCK lớn đã tỏ ra khá bức xúc khi một số nhân viên môi giới của CTCK khác xông thẳng vào phòng môi giới của công ty này để “kéo khách”. Điều đáng nói hơn là, một trong những “chiêu” để CTCK kia thu hút khách hàng là: cổ phiếu về ngày T+3 và khách hàng có thể bán luôn trong ngày này.

Đây là nội dung được quảng bá… đúng 1 ngày trước ngày “lệnh cấm” của UBCK có hiệu lực, khiến một số NĐT ngay lập tức đặt câu hỏi: liệu khả năng giám sát của UBCK về vấn đề này đến đâu? Có hay không khoảng trống để CTCK “lách luật”? Bởi lẽ, trong khi UBCK đang nỗ lực làm gắt gao chuyện này mà vẫn có công ty quảng cáo dịch vụ T+ sai quy định một cách công khai.

Một nhân viên môi giới phụ trách khách VIP cho biết, từ trước, việc cho khách hàng bán chứng khoán ngày T được triển khai là do CTCK có thể “mượn” chứng khoán của những người có sẵn cho những người muốn vay. Giờ đây, khi UBCK cấm CTCK cho khách hàng bán trước ngày T+4, khách hàng vẫn có thể thực hiện được việc này nếu họ thỏa thuận trực tiếp với đối tác cho vay chứng khoán của mình. Chưa kể, nhiều khách hàng lớn khi đầu tư một số cổ phiếu ngân hàng chỉ có mục tiêu “tăng tỷ lệ sở hữu”, không cần chốt lời thành tiền. Đây là những NĐT sẵn sàng ký hợp đồng cho mượn chứng khoán với CTCK để CTCK cung cấp dịch vụ bán chứng khoán ngày T cho khách hàng.

Nhân viên môi giới này khẳng định, bản thân anh đã có gần 8 năm làm việc với Trung tâm Lưu ký chứng khoán, nếu chỉ dùng công cụ soi xét thông thường của Trung tâm (với điều kiện chưa triển khai đồng bộ hệ thống lưu ký mới) thì UBCK chỉ có thể phát hiện trường hợp khách hàng bán chứng khoán ngày T khi… có thanh tra.

Những ngày vừa qua, việc hạn chế bán chứng khoán ngày T đã giúp thị trường có những phiên đi lên bền vững, tránh tình trạng vừa tăng trần một phiên đã… giảm sàn. Nhưng, không hiểu, cơ quan quản lý sẽ làm gì nếu vẫn có những trường hợp “lách luật” không bị phát hiện?