Suốt nhiều ngày qua, hàng chục người mang cả xe tải lập hàng rào chắn xung quanh nhà máy cồn Ethanol Đại Tân ở xã Đại Tân, huyện Đại Lộc túc trực cả ngày lẫn đêm yêu cầu Công ty CP Đồng Xanh trả nợ. Cán bộ, nhân viên các chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tại Quảng
Nhà máy cồn Ethanol Đại Tân ở xã Đại Tân, huyện Đại Lộc đã ngừng hoạt động từ nhiều tháng qua
Nhà máy cồn Ethanol Đại Tân đã ngừng hoạt động từ cuối tháng 6, lãnh đạo nhà máy không xuất hiện. Bà Huỳnh Thị Mỹ ở xã Đại Tân cho biết nhà máy còn nợ những "đầu mối" cung ứng nguyên liệu, các quán ăn, tiền công bốc vác của công nhân với tổng số hơn 21 tỷ đồng. Người bị nhà máy nợ nhiều nhất là bà Phạm Thị Ngọc Thanh với số tiền gần 4,5 tỷ đồng tiền cung ứng nguyên liệu. Thấp nhất là ông Mai Văn Chì với số tiền 380 triệu đồng tiền nấu ăn cho công nhân nhà máy.
Sau nhiều lần "khất nợ", lãnh đạo Công ty CP Đồng Xanh cam kết đến ngày 2/12 sẽ trả hết nợ cho người lao động, các tư thương cung ứng nguyên liệu sắn thế nhưng đến nay đã gần hết tháng 12 họ vẫn chưa được nhận tiền. Họ kéo đến thì nhà máy đã ngừng hoạt động từ lâu, không tìm thấy lãnh đạo.
Trong khi đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Quảng Nam và Techcombank chi nhánh Đà Nẵng cũng điều động cán bộ đến "phong tỏa" tài sản của nhà máy. Các ngân hàng còn đề nghị mang đi bán tài sản còn lại của nhà máy để thu hồi nợ. Nhà máy ngừng hoạt động cũng khiến cho hàng nghìn nông dân trồng sắn trong vùng quy hoạch nguyên liệu cung ứng cho nhà máy cũng "dở khóc, dở mếu".
Ông Đặng Hùng Trận, Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc cho biết, trong cuộc họp gần đây, phía lãnh đạo Công ty CP Đồng Xanh đã thông báo với chính quyền địa phương là không có khả năng trả nợ. "Họ vay BIDV Quảng Nam 540 tỷ đồng, Techcombank 400 tỷ đồng, nợ người dân hơn 20 tỷ đồng và nợ lương, bảo hiểm của công nhân 7 tỷ đồng. Hiện nhà máy đã bị các pgân hàng phong tỏa", ông Trận nói.
Nông dân trồng sắn trong vùng quy hoạch nguyên liệu cung ứng cho nhà máy cồn Ethanol Đại Tân "dở khóc, dở mếu" vì nhà máy ngừng hoạt động từ nhiều tháng qua
Ông Trận đề xuất Công ty CP Đồng Xanh cũng như các ngân hàng ưu tiên trả nợ trước cho người dân sau khi thanh lý tài sản. Mặt khác, các ngân hàng không thể đơn phương thanh lý tài sản của nhà máy mà không có sự đồng ý, thỏa thuận của những người có quyền lợi liên quan.
Mặc dù các cơ quan chức năng liên tục giải thích, vãn hồi trật tự thế nhưng các "chủ nợ" vẫn vây quanh nhà máy. Hiện huyện Đại Lộc khuyến cáo người dân có thể khởi kiện Công ty CP Đồng Xanh ra toà án để giải quyết tranh chấp dân sự.
Về chuyện "nợ nần", phía lãnh đạo Công ty CP Đồng Xanh giải thích, việc công ty chậm trả nợ là do đang gặp khó khăn về nguồn vốn vay, đầu ra sản phẩm gần đây hạn chế do giá cồn trên thế giới xuống thấp, giá nguyên liệu và chi phí sản xuất tăng cao, sản phẩm khó xuất bán.
Nhà máy cồn Ethanol Đại Tân có công suất 100.000 tấn mỗi năm (tương đương 125 triệu lít/năm). Đây là nhà máy Ethanol lớn nhất Việt