Tìm đường niêm yết cửa sau
“Niêm yết cửa sau” (back-door listing) được hiểu là một công ty chưa đủ điều kiện niêm yết, dùng biện pháp thâu tóm hay sáp nhập với một công ty đã niêm yết và nghiễm nhiên được niêm yết trên TTCK.
Ngày 29/3/2012, ĐHCĐ CTCP Thép Việt - Ý (VIS) - một DN niêm yết trên Sở GDCK TP. HCM (HOSE), đã thông qua Đề án sáp nhập giữa CTCP Luyện Thép Sông Đà (SDS) và VIS. SDS, một công ty có lợi nhuận trước thuế năm 2010 là 23,652 tỷ đồng, năm 2011 là âm 275,894 tỷ đồng trên vốn điều lệ 443 tỷ đồng, không đủ điều kiện niêm yết. Việc sáp nhập vào VIS sẽ giúp SDS được niêm yết (dưới tên
… nhưng cửa sắp bị khép lại
Theo dự thảo Thông tư hướng dẫn chi tiết một số điều về niêm yết và đăng ký giao dịch chứng khoán tại Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012, với những trường hợp sáp nhập các công ty đang niêm yết trên cùng một sở, thì công ty sau sáp nhập đương nhiên được phải thực hiện niêm yết. Trường hợp hợp nhất các công ty đang niêm yết, công ty sau hợp nhất phải đáp ứng số điều kiện yêu cầu về tính đại chúng (tỷ lệ sở hữu tối thiểu 20% vốn điều lệ do 300 NĐT không phải cổ đông lớn nắm giữ đối với DN niêm yết trên HOSE, tối thiểu 15% vốn điều lệ do 100 NĐT không phải cổ đông lớn nắm giữ đối với DN niêm yết trên HNX).
Đối với trường hợp hợp nhất, sáp nhập một công ty niêm yết với một hoặc một số công ty chưa niêm yết, thì công ty chưa niêm yết phải đáp ứng một số điều kiện gần tương tự điều kiện niêm yết mới. Cụ thể, nếu công ty sau hợp nhất, sáp nhập niêm yết tại HOSE, thì phải có ít nhất 2 năm hoạt động dưới hình thức CTCP, có tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm gần nhất không dưới 5%, hoạt động 2 năm gần nhất có lãi, không có nợ quá hạn trên một năm và không có lỗ lũy kế. Trường hợp công ty sáp nhập là công ty chưa niêm yết, thì công ty sáp nhập phải đáp ứng toàn bộ các điều kiện của công ty niêm yết mới.
Với trường hợp công ty sau hợp nhất, sáp nhập niêm yết trên HNX, thì các tiêu chuẩn của công ty sáp nhập, hợp nhất… cũng tương tự như trên HOSE, ngoại trừ điều kiện thời gian hoạt động tối thiểu 1 năm, không có lỗ lũy kế.
Như vậy, nếu dự thảo Thông tư được thông qua, các DN muốn sáp nhập với công ty niêm yết và thực hiện niêm yết ngay sau sáp nhập sẽ phải đáp ứng các quy định đúng như một công ty niêm yết mới, ngoại trừ yêu cầu về vốn điều lệ, mức độ đại chúng. “Lách niêm yết” bằng niêm yết cửa sau sẽ không thể thực hiện được.
Dự thảo quy định quá cứng?
Ưu điểm của quy định siết điều kiện niêm yết với các trường hợp sáp nhập, hợp nhất nêu trên là quản lý chặt chẽ các DN niêm yết ngay cả sau khi niêm yết. Đây cũng là cách tốt để tránh nguy cơ hàng hóa trên các Sở trở nên kém chất lượng, nếu các ông chủ DN niêm yết sáp nhập với DN yếu kém ngoài sàn.
Tuy nhiên, nếu coi việc sáp nhập, hợp nhất giống như việc DN tăng vốn và dùng số tiền tăng vốn này mua lại tài sản của một DN khác, thì có nhất thiết phải quy định cứng các điều kiện của DN sáp nhập, nếu muốn tiếp tục niêm yết?
Trên thực tế, có không ít thương vụ, việc sáp nhập với một công ty có quá khứ kinh doanh thua lỗ nhưng sở hữu tài sản lớn, trong bối cảnh DN khó khăn huy động vốn có thể là một giải pháp tốt. Quan trọng hơn, cổ đông phải tự chịu trách nhiệm cho các quyết định của mình. Vai trò giám sát của cơ quan quản lý có thể tốt hơn, nếu như đẩy mạnh việc giám sát khâu định giá, tỷ lệ chuyển đổi cổ phiếu trong quá trình hợp nhất, sáp nhập cổ phiếu niêm yết.
Quy định khắt khe các trường hợp DN được tiếp tiếp tục niêm yết sau quá trình sáp nhập, hợp nhất có thể khiến một số DN phải chùn lại kế hoạch mở rộng, nếu muốn duy trì việc niêm yết trên sàn.