Những “sáng kiến thay đổi tương lai” của Masterise và UNICEF Việt Nam: Đưa các giải pháp sáng tạo và công nghệ tiên tiến hỗ trợ trẻ em tại Sóc Trăng

Những “sáng kiến thay đổi tương lai” của Masterise và UNICEF Việt Nam: Đưa các giải pháp sáng tạo và công nghệ tiên tiến hỗ trợ trẻ em tại Sóc Trăng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Không nhiều người biết rằng biến đổi khí hậu đã và đang cản trở việc đến trường của hàng ngàn trẻ em, đặc biệt tại các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nhằm đảm bảo sự bình đẳng trong giáo dục, từ tháng 4/2022, Masterise Group và UNICEF Việt Nam đã hợp tác trong dự án “Sáng kiến thay đổi tương lai”.

Lâm Thị Diễm Như, 10 tuổi, người dân tộc Khmer, sống cùng bà ngoại và em gái ở tỉnh Sóc Trăng trong khi bố mẹ em đi làm ăn ở tỉnh khác. Hạn hán, xâm nhập mặn và tình trạng nước biển dâng đang gây ra sự thiếu hụt nguồn nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học tập của trẻ em tại đây.

Gia đình Như không có nhà tiêu hợp vệ sinh tại nhà, mà phải sử dụng nhà tiêu tạm bợ trên ao cá. Việc này vẫn còn phổ biến với nhiều hộ gia đình nơi em sinh sống.

Đến trường, Như hạn chế dùng nhà vệ sinh tại trường, vì em chia sẻ: “Con thấy nhà vệ sinh trường con khá là bất tiện, mỗi lần mưa tới nó sẽ rất tối, con muốn nhà vệ sinh sạch sẽ và an toàn hơn cho con và bạn bè con sử dụng”.

“Con thấy nhà vệ sinh trường con khá là bất tiện, mỗi lần mưa tới nó sẽ rất tối, con muốn nhà vệ sinh sạch sẽ và an toàn hơn cho con và bạn bè con sử dụng”. Lâm Thị Diễm Như, 10 tuổi, học sinh dân tộc Khmer, trường tiểu học Long Phú C, Sóc Trăng chia sẻ.

Những thách thức này, cùng với tình trạng nhà tiêu tạm bợ trên ao cá tại cộng đồng, gây ra nhiều nguy cơ đối với sức khỏe và việc học tập của trẻ em. Tuy nhiên, chúng ta có thể tạo ra thay đổi nhờ vào những công nghệ tiên tiến và sáng tạo.

Em Lâm Thị Diễm Như và bà ngoại, Sơn Thị Sương (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam) là hộ người dân tộc Khmer không có nhà tiêu hợp vệ sinh

Em Lâm Thị Diễm Như và bà ngoại, Sơn Thị Sương (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam) là hộ người dân tộc Khmer không có nhà tiêu hợp vệ sinh

UNICEF, với sự hỗ trợ từ Tập đoàn Masterise, đang nỗ lực cải thiện chất lượng giáo dục và môi trường sống cho trẻ em ở Sóc Trăng. Trong khuôn khổ chương trình hợp tác này, dự án "Innovation for Children" giới thiệu các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực nước sạch, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, bao gồm mô hình nhà vệ sinh không phát thải “Net-Zero Aquonic” có thể chuyển đổi nước thải thành nước sạch bằng năng lượng mặt trời.

Trường của Như sẽ là trường học đầu tiên được dự án triển khai mô hình này, với mục tiêu sẽ nhân rộng sáng kiến này ra những vùng khó khăn khác bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng khí hậu. Nguyễn Hồng Hạnh, cán bộ Nước sạch, Vệ sinh môi trường - UNICEF Việt Nam chia sẻ:“UNICEF, với sự hỗ trợ của Tập đoàn Masterise, phối hợp với các đối tác ở địa phương để cải tạo và nâng cấp các nhà vệ sinh trong trường học, sử dụng công nghệ và giải pháp thông minh với biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo môi trường học tập và tương lai bền vững cho tất cả trẻ em”.

Cán bộ UNICEF và Masterise Group khảo sát hiện trạng nhà vệ sinh tại trường học của Như

Cán bộ UNICEF và Masterise Group khảo sát hiện trạng nhà vệ sinh tại trường học của Như

Sự hỗ trợ của Tập đoàn Masterise cũng giúp UNICEF thành lập thư viện số bằng tiếng Việt và tiếng Khmer. Sáng kiến này sẽ nâng cao hiểu biết kỹ thuật số và tăng cường khả năng tiếp cận với các tài nguyên giáo dục cho trẻ em, bao gồm phần mềm đọc và sách kỹ thuật số với ngôn ngữ ký hiệu dành cho trẻ em khuyết tật. Như đã có trải nghiệm đầu tiên với sách kỹ thuật số trên máy tính bảng.

"Con thấy khá vui và thú vị. Con mong muốn học khoa học, đọc sách và khám phá các chủ đề khác nhau để được vui chơi và học tập từ thư viện số này", Như nói.

Việc hợp tác cùng UNICEF Việt Nam cũng là một trong những hoạt động trọng điểm thuộc chương trình vì cộng đồng “Build A Better Future” của tập đoàn, bắt đầu triển khai từ tháng 4/2022.

Như (trái) và các bạn lần đầu trải nghiệm thư viện số trên máy tính bảng

Như (trái) và các bạn lần đầu trải nghiệm thư viện số trên máy tính bảng

Nhà vệ sinh không phát thải đầu tiên tại Việt Nam, "Net-Zero Aquonic," được vận chuyển đến trường tiểu học Long Phú C để chuẩn bị lắp đặt. Đây là một hệ thống xử lý nước thải đột phá, khai thác năng lượng sạch từ tấm pin mặt trời để biến nước thải thành nước sạch và không có vi khuẩn, sẽ được tái sử dụng để xả toilet

Nhà vệ sinh không phát thải đầu tiên tại Việt Nam, "Net-Zero Aquonic," được vận chuyển đến trường tiểu học Long Phú C để chuẩn bị lắp đặt. Đây là một hệ thống xử lý nước thải đột phá, khai thác năng lượng sạch từ tấm pin mặt trời để biến nước thải thành nước sạch và không có vi khuẩn, sẽ được tái sử dụng để xả toilet

Tin bài liên quan