Trong khi đó, có những nữ doanh nhân ẩn danh, ngoài sàn cũng lộ khối tài sản khổng lồ, lên tới hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng. Họ là những cái tên hoàn toàn đủ tiêu chuẩn đứng trong giới siêu giàu Việt Nam.
Thay đổi bảng xếp hạng
Bản cáo bạch sáp nhập giữa VIC và PFV vừa được Tập đoàn Vingroup công bố trong tuần cuối tháng 11/2013 được giới đầu tư soi rất kỹ bởi đây là doanh nghiệp (DN) đóng góp 3 trong số 10 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam.
Thông tin mà hiều nhà đầu tư (NĐT) quan tâm trong bản báo cáo là: trong cơ cấu sở hữu tập đoàn này xuất hiện 2 cái tên mới với lượng cổ phần nắm giữ đều trên 1%, tương đương với giá trị hàng trăm tỷ đồng. Trong đó, gây tò mò nhất là cái tên Phan Thu Hương (44 tuổi), Tổng giám đốc của CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt
Theo bản cáo bạch, bà Phan Thu Hương hiện đang sở hữu hơn 11,64 triệu cổ phiếu VIC của Vingroup, tương đương 1,25% cổ phần của tập đoàn này. Với mức giá 68.000 đồng/cp hiện tại, bà Hương đang sở hữu 791 tỷ đồng.
Rất nhiều tên tuổi nữ doanh nhân có tài sản lớn
Với số tiền được công bố thông qua số cổ phiếu niêm yết trên sàn nói trên, bà Phan Thu Hương đã lọt vào tốp 20 người giàu nhất trên sàn chứng khoán.
Gần đây, dư luận cũng khá ồn ào với thông tin nữ doanh nhân kín tiếng của Tập đoàn Nam Cường, bà Lê Thị Thúy Ngà sở hữu gần 90% cổ phần của tập đoàn, trị giá hàng nghìn tỷ. Nếu cổ phiếu của DN này lên sàn, bà Ngà được dự đoán có thể giàu vượt bầu Đức - người đang chiếm giữ vị trí thứ 2 trong số những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Trước đó, hồi cuối tháng 9/2013, các NĐT đã bất ngờ đón nhận thêm một phụ nữ gia nhập top 10 người giàu nhất trên sàn chứng khoán là bà Vũ Thị Hiền - vợ ông Trần Đình Long - Chủ tịch tập đoàn Hòa Phát.
Cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát tăng dựng đứng, gần gấp đôi, từ đầu năm tới nay đã khiến tài sản của bà Hiền cũng tăng tướng ứng lên trên 1.200 tỷ đồng. Với mức giá HPG 40.500 đồng/cp hiện tại (27/11), bà Hiền đang hơn người đứng thứ 11 là ông Đặng Thành Tâm hơn 50 tỷ đồng.
Bên cạnh các gương mặt mới nổi lên mạnh mẽ, trước đó, giới đầu tư đã khá quen thuộc với những cái tên như chị em bà Phạm Thu Hương - Phạm Thúy Hằng (Vingroup) và bà Nguyễn Hoàng Yến (Masan Group).
Dù thông tin cá nhân không nhiều nhưng bà Phạm Thu Hương và Phạm Thúy Hằng rất nổi tiếng với vị trí thứ 4 và thứ 5 trong danh sách những người giàu nhất trên TTCK, với chức vụ cùng là phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup và là vợ và em vợ của ông Phạm Nhật Vượng - tỷ phú Việt đầu tiên được Forbes vinh danh. Hai chị em bà Hương đang nắm giữ tổng cộng hơn 81 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 5,5 nghìn tỷ đồng.
Phận nữ gánh trách nhiệm lớn
Hiện tượng có thêm nhiều phụ nữ lọt vào tốp đầu danh sách những người giàu nhất Việt Nam hoặc xuất hiện trên thương trường với khối tài sản được đánh giá rất lớn, trong đó có không ít người nắm giữ các chức vụ quản lý cao cho thấy phái đẹp cũng đang gánh trách nhiệm to lớn tại các DN lớn trong nền kinh tế dù công việc kinh doanh cũng rất khốc liệt.
Bên cạnh hai nữ phó chủ tịch Hương-Hằng của Vingroup, bà Nguyễn Hoàng Yến, phu nhân Chủ tịch Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang cũng đang nắm một khối tài sản khổng lồ với gần 22 triệu cổ phiếu MSN, trị giá gần 1.830 tỷ đồng. Bà Hoàng Yến hiện đang là thành viên Hội đồng quản trị và là cổ đông cá nhân lớn nhất tại tập đoàn này.
Một gương mặt mới xuất hiện trong tốp 20 người giàu nhất TTCK trong thời gian gần đây là bà Trần Thị Thu Diệp, người đang nắm giữ hơn 19,4 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 780 tỷ đồng.
Các nữ doanh nhân thành đạt đang gánh trên mình nhưng trọng trách lớn
Cũng xếp trong tốp 50 người giàu nhất TTCK còn có những gương mặt nữ khác như: bà Đặng Ngọc Lan vợ “bầu Kiên” (hiện nắm hơn 38,5 triệu cổ phiếu Ngân hàng ACB, trị giá hơn 600 tỷ đồng); bà Phùng Minh Nguyệt và Trần Thị Minh Nguyệt (mỗi người nắm giữ 7 triệu cổ phiếu MSN, trị giá gần 590 tỷ đồng)…
Nếu soi vào tiêu chí "Câu lạc bộ siêu giàu" vừa được một công ty của Singapore và một ngân hàng nổi tiếng của Thụy Sĩ công bố hồi tháng 9/2013, trên sàn chứng khoán đã có 6 phụ nữ nằm trong danh sách 195 người giàu nhất Việt Nam này.
Bên ngoài sàn, các gương mặt như bà Lê Thị Thúy Ngà, bà Nguyễn Thị Nga (lãnh đạo cao nhất của tập đoàn BRG, cựu Chủ tịch Ngân hàng Teckcombank, chủ tịch HĐQT Ngân hàng SeABank, chủ tịch HĐQT CTCP Intimex Việt Nam), bà Thái Hương (NH Bắc Á, TH True Milk), bà Lê Hồng Thủy Tiên (Chủ tịch tập đoàn hàng hiệu IPP), bà Đỗ Thị Kim Liên (người lập lên Bảo hiểm AAA)… có thể cũng là các nữ doanh nhân siêu giàu, đang gánh trên vai những DN hàng trăm, nghìn tỷ đồng.
Có thể thấy, nhiều trong số các phụ nữ giàu có trong và ngoài sàn chứng khoán thực chất đang ghé vai gánh vác công việc cùng chồng trong DN của gia đình. Họ đứng tên một số lượng lớn cổ phiếu cũng như giữ những chức vụ cao tại các DN này.
Tuy nhiên, cũng có không ít các nữ doanh nhân đang là trụ cột của.Khá nhiều nữ lãnh đạo DN tài giỏi cũng đang vươn lên thành những cổ đông lớn với tài sản cũng xấp xỉ mức “siêu giàu” như: Mai Kiều Liên (Vinamilk), Phạm Thị Việt Nga (Dược Hậu Giang), Nguyễn Thị Mai Thanh (Cơ điện lạnh REE), Cao Thị Ngọc Dung (PNJ)…
Cộng đồng DN Việt
>> Doanh nhân nữ ít tròng trành