Thị trường chung tích cực hơn, ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc đã khiến các đơn hàng dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam nhanh hơn và bản thân nội tại doanh nghiệp Việt Nam cũng ghi nhận sự chuyển biến khi thực hiện được nhiều đơn hàng gia công FOB có giá trị gia tăng cao, bên cạnh việc nghiên cứu và phát triển thành công các sản phẩm mới. Tổng hòa các yếu tố này đã giúp khối doanh nghiệp dệt may ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ đầu năm đến nay.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 8 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 19,76 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 12,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Tính riêng tháng 8, xuất khẩu dệt may đạt trên 3,16 tỷ USD, tăng 10,1% so với tháng 7 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường xuất khẩu chính đều ghi nhận sự tăng trưởng. Chẳng hạn, tại thị trường Mỹ vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất là hơn 46% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước,
Đạt mức tăng trưởng 11,7% so với cùng kỳ, tương ứng đạt 9,11 tỷ USD; thị trường EU tăng trưởng 25,7%, tương ứng đạt 2,47 tỷ USD (chiếm 13,7% tổng kim ngạch xuất khẩu);
Thị trường Nhật Bản tăng trưởng 25,6%, tương ứng đạt 2,47 tỷ USD (chiếm 12,5% tổng kim ngạch xuất khẩu); thị trường Hàn Quốc tăng trưởng 25,7%, tương ứng đạt 1,97 tỷ USD...
Tuy chưa có con số chính thức, nhưng ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Sản xuất thương mại May Sài Gòn (GMC) cho biết, kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm của GMC là khá tốt.
Cụ thể, doanh thu ước đạt trên 1.400 tỷ đồng, vượt hơn 20% so với kế hoạch 9 tháng; lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 70 tỷ đồng. Với kết quả này, GMC đã hoàn thành hơn 82% kế hoạch doanh thu (1.700 tỷ đồng) và hơn 99% kế hoạch lợi nhuận trước thuế (70,6 tỷ đồng).
Dự kiến cả năm 2018, ông Hùng kỳ vọng, doanh thu của GMC có thể đạt 1.900 tỷ đồng, vượt 12% so với kế hoạch và lợi nhuận trước thuế gần 100 tỷ đồng (đã bao gồm 15 tỷ đồng hoàn nhập từ quỹ dự phòng thất nghiệp). Theo ông Hùng, đơn hàng dồn dập ngay từ đầu năm, đến thời điểm hiện tại, Công ty đã có đơn hàng cho nửa năm sau, nên nhân công đủ việc để làm quanh năm.
Năm 2018, Công ty cổ phần Sợi Thế kỷ (STK) đặt kế hoạch doanh thu thuần hơn 2.300 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 126 tỷ đồng. Kế hoạch này có sự tăng trưởng khá so với thực hiện năm 2017, với mức tăng lần lượt là 18% và 26%.
Theo bà Nguyễn Phương Chi, Giám đốc Phát triển chiến lược STK, 8 tháng đầu năm, Công ty đạt doanh thu hơn 1.500 tỷ đồng, tăng 27,7% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 120 tỷ đồng, tăng 122,7%.
Có được kết quả trên, theo bà Chi là nhờ thị trường chung thuận lợi, ước tính xuất khẩu xơ sợi trong 8 tháng đầu năm nay đạt 2,6 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, xu hướng sử dụng sợi tái chế (recycled yarn) ngày càng tăng của các nhãn hàng thời trang lớn đã giúp Công ty có nhiều đơn hàng trong nửa đầu năm và dự báo tiếp tục tăng mạnh trong nửa cuối năm.
Theo kế hoạch đặt ra từ đầu năm của STK, năm 2018, Công ty sẽ tập trung đẩy mạnh nâng cao chất lượng và cải tiến cơ cấu sản phẩm nhằm gia tăng giá bán và vị thế cạnh tranh.
Bà Chi cho biết, doanh thu cả năm tuy tăng nhẹ, nhưng lợi nhuận có thể sẽ vượt khoảng 33% so với kế hoạch đề ra, tương ứng đạt khoảng 168 tỷ đồng, chủ yếu do gia tăng tỷ trọng hàng chất lượng cao (cụ thể là sợi tái chế) nên có biên lợi nhuận tốt hơn.
Theo đại diện Công ty cổ phần Dệt may Thành Công (TCM), 8 tháng đầu năm nay, doanh thu đạt khoảng 105 triệu USD, tương đương 2.467,5 tỷ đồng, vượt 14% so với kế hoạch 8 tháng và bằng 80% kế hoạch cả năm; lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 7,9 triệu USD, tương đương 185,65 tỷ đồng, vượt 44% kế hoạch 8 tháng và hoàn thành 100% kế hoạch cả năm.
Riêng tháng 8, TCM ghi nhận hơn 19,7 triệu USD doanh thu, tỷ suất lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất - kinh doanh đạt khoảng 19% và lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 1,66 triệu USD.
Ông Lee Eun Hong, Tổng giám đốc TCM cho biết, thị trường xuất khẩu chính của TCM vẫn là Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ và EU. Riêng tại thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc, khách hàng lớn nhất là Eland, cũng là khách hàng mang lại biên lợi nhuận gộp cao nhất cho Công ty.
Với thị trường Hàn Quốc, dự báo sẽ không tăng trưởng nhiều, nhưng do Eland đặt hàng tại nhiều nhà máy ở các thị trường khác nhau, nếu TCM gia tăng được sức cạnh tranh để dịch chuyển các đơn hàng từ thị trường này thì room tăng trưởng với đơn hàng Eland cho Công ty là rất lớn. Hiện nay, đơn hàng mà TCM thực hiện mới chiếm khoảng 25% tổng đơn hàng của Eland.
Năm 2019, TCM đặt kỳ vọng tăng trưởng 15% cho sản phẩm áo và vải, cũng là 2 sản phẩm mang lại biên lợi nhuận cao cho Công ty.
Cơ sở để đưa ra mục tiêu này, theo đại diện TCM, là khách hàng truyền thống Nhật Bản đang có nhu cầu dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang cho TCM. Với sản phẩm áo, TCM đang đưa ra nhiều phương án, giải pháp cạnh tranh để lấy thêm đơn hàng từ các thị trường khác mà Eland đang đặt hàng.
Ngoài ra, TCM cũng đang tăng dần tỷ trọng các mặt hàng thời trang nhanh sang thị trường Hàn Quốc nhằm đáp ứng xu hướng thời trang nhanh (buộc các nhà máy phải đối mặt với việc cung cấp hàng nhanh nhất có thể, yêu cầu chuỗi cung ứng tốt nhất mới có thể thực hiện kịp thời).
Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển TDT (TDT) mới gia nhập nhóm doanh nghiệp dệt may niêm yết vào tháng 7/2018. Đây là đơn vị chuyên gia công, cung ứng sản phẩm may mặc cho các thương hiệu lớn tại Mỹ, EU, Canada, Hàn Quốc...
Chẳng hạn, tại Mỹ, các nhà bán lẻ như GAP, TARGET, A&F... đang là khách hàng của TDT. Ngoài ra, Công ty còn nhận gia công cho một số đối tác trong nước như Tổng công ty May Đức Giang, Công ty cổ phần Đầu tư Mặt trời Việt và Công ty cổ phần May Athena.
Theo ông Nguyễn Việt Thắng, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc TDT, hiện tại, đa phần doanh nghiệp dệt may có đơn hàng tốt hơn khiến nhu cầu tăng lên, nhưng năng lực sản xuất của các nhà máy lại chưa đáp ứng kịp. Điều này góp phần khiến giá sản phẩm tăng lên và các công ty cũng có nhiều sự lựa chọn đơn hàng hơn.
Ông Thắng cho biết, ước tính 8 tháng đầu năm, doanh thu của TDT đạt gần 200 tỷ đồng, tăng 49,6% so với cùng kỳ năm trước và gần bằng kết quả của cả năm 2017 (hơn 216 tỷ đồng).
Năm nay, Công ty đặt kế hoạch doanh thu gần 300 tỷ đồng, lợi nhuận 19,6 tỷ đồng. Với giá trị hợp đồng đã ký, Công ty nhiều khả năng sẽ hoàn thành kế hoạch doanh thu đề ra.
Không chỉ các đơn vị thành viên, “anh cả” trong ngành dệt may là Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VGT) cũng báo kết quả kinh doanh tích cực.
Cụ thể, trong tháng 9/2018, VGT ước đạt giá trị sản xuất (theo giá thực tế) hơn 4.164 tỷ đồng, tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu đạt khoảng 4.478 tỷ đồng, tăng 21,4%.
Trong đó, doanh thu lớn nhất là từ các đơn vị có vốn góp dưới 50%, đạt 2.681 tỷ đồng; doanh thu từ những đơn vị VGT nắm giữ trên 50% vốn là 1.797 tỷ đồng.
Lũy kế 9 quý đầu năm 2018, giá trị sản xuất của Tổng công ty đạt khoảng 33.624 tỷ đồng, doanh thu là 36.409 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ và hoàn thành 75,5% kế hoạch cả năm.
Biên lợi nhuận ngành dệt may chưa nhiều cải thiện
Ngành dệt may Việt Nam được dự báo tăng trưởng nhờ tác động cộng hưởng của nhiều yếu tố như nhu cầu ngành dệt may thế giới hồi phục, hưởng lợi từ nhiều hiệp định thương mại tự do đã ký kết với lộ trình giảm thuế dần về mức 0% như hiệp định CPTPP, Việt Nam - EU (EVFTA), Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA)…, đặc biệt là xu hướng dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam (do Trung Quốc mất dần lợi thế cạnh tranh về chi phí sản xuất bởi giá nhân công cao, ô nhiễm môi trường...) đang diễn ra ngày càng nhanh do lo ngại sự leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP. HCM (AGTEK), Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần May Sài Gòn 3 cho rằng, khi thị trường ổn định, doanh nghiệp sẽ mạnh dạn mở rộng năng lực, đầu tư thiết bị công nghệ mới nhằm đảm bảo chất lượng và năng suất. Ngược lại, nếu thị trường thiếu ổn định thì doạn nghiệp sẽ hạn chế đầu tư.
Cơ hội là có, nhưng không phải tất cả doanh nghiệp trong ngành đều có thể hưởng lợi. Theo ông Hồng, lý do là bởi lâu nay, doanh nghiệp dệt may Việt Nam đa phần làm gia công, chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp thực hiện được FOB (chủ động nguyên liệu, bán thành phẩm).
Trong khi đó, với các doanh nghiệp làm FOB, 50-60% nguyên phụ liệu phải nhập khẩu, cộng thêm thâm dụng lao động, nên biên lợi nhuận không cao, trung bình từ 10-20%.
Chẳng hạn, tại TCM, biên lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm đã có sự cải thiện, tăng lên 17,7% từ mức 16,4% của cùng kỳ nhờ tăng công suất nhà máy mới tại Vĩnh Long và đóng cửa 2 nhà máy sợi hoạt động không hiệu quả trong giai đoạn 2014-2017.
Tại STK, biên lợi nhuận gộp đạt 13,6%, tăng so với con số 11,22% của cùng kỳ nhờ thay đổi cơ cấu sản phẩm. Tương tự, biên lợi nhuận gộp của GMC tăng từ 13,8% lên là 15,5%. Tân binh TDT có biên lợi nhuận gộp khá cao, hơn 20,57%. Với VGT, biên lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2018 đạt 9,8%, thấp hơn so với con số 10% của cùng kỳ.
Điểm yếu thanh khoản của cổ phiếu dệt may
Thực tế, nhóm cổ phiếu ngành dệt may không chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn hóa thị trường, cổ phiếu cũng kém thu hút dòng tiền đầu tư xuất phát từ thực tế hoạt động của ngành những năm thiếu sự bứt phá, dù ổn định.
Ngoài ra, cơ cấu cổ đông khá cô đặc dẫn đến tình trạng giao dịch ở nhóm này khá ảm đạm, ngoại trừ một số sóng ngắn ở doanh nghiệp có câu chuyện riêng (kỳ vọng nới room, dự báo ghi nhận lợi nhuận đột biến từ bán tài sản…).
Trong khoảng 20 phiên giao dịch gần nhất, cổ phiếu TNG của Công ty cổ phần Đầu tư và thương mại TNG ghi nhận trung bình hơn 1,37 triệu đơn vị/phiên, thị giá tăng 40%.
Cổ phiếu STK giao dịch khoảng 100.000 đơn vị/phiên, thị giá cổ phiếu tăng hơn 33%. Cổ phiếu TCM giao dịch chưa đến 1 triệu cổ phiếu/phiên và ghi nhận mức tăng gần 34%.
Cổ phiếu VGT giao dịch trung bình hơn 1,29 triệu cổ phiếu/phiên, với mức tăng giá gần 31%. Với TDT, thanh khoản không mấy tích cực, chỉ hơn 87.000 đơn vị/phiên, giá cổ phiếu tăng nhẹ gần 9%.
Tuy nhiên, nếu xét trong năm 2017, thanh khoản cổ phiếu dệt may thấp hơn đáng kể.
Chẳng hạn, TNG chỉ giao dịch trung bình hơn 259.000 đơn vị/phiên, ghi nhận mức tăng giá hơn 34%. STK giao dịch hơn 6.600 đơn vị/phiên, giá chỉ tăng 5%. TCM giao dịch gần 700.000 đơn vị/phiên, giá cổ phiếu tăng hơn 109%. VGT đạt thanh khoản hơn