(ĐTCK) Những bất ổn trong thời gian gần đây tại thị trường tài chính toàn cầu đã có ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi quốc gia, mọi thị trường, từ dầu thô cho tới đồng USD hay chứng khoán.
Những chấn động trên đã tạo nên “cơn sốt” nguy hiểm trong phiên giao dịch ngày hôm qua (24/8), khi chứng khoán Mỹ chứng kiến một trong những ngày giao dịch bất ổn nhất trong lịch sử, khi chỉ số Dow Jones Industrial Average mất tới 500 điểm chỉ trong một phiên.
Đà bán tháo chứng khoán bắt đầu từ Trung Quốc, lan rộng ra châu Á, châu Âu và tới Mỹ, với việc một số chỉ số chính tụt dốc thảm hại, bao gồm cả S&P 500, lần đầu tiên rơi vào xu hướng giảm sâu đến vậy kể từ năm 2011.
Kết thúc phiên giao dịch hôm qua, chỉ số S&P 500 giảm 3,9% xuống còn 1.893,21 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 3,8%, xuống mức thấp nhất kể từ 27/10/2014.
Các chỉ số chính bao gồm S&P 500, DAX, Hang Seng, Shanghai Composite đều trên đà lao dốc
Đà bán ra quá mạnh mẽ đã làm tăng tính chất bất ổn trên thị trường, khiến chỉ số VIX đo lường biến động của thị trường chứng khoán Mỹ tăng hơn gấp đôi trong tuần trước.
Chỉ số VIX đo biến động của thị trường chứng khoán Mỹ tăng hơn gấp đôi
Cùng lúc đó, các nhà đầu tư tìm cách hạn chế rủi ro từ các thị trường đang nổi, ồ ạt tìm cách rút tiền khỏi thị trường, cùng với nỗi lo Cục Dự tữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất khiến đồng USD có xu hướng giảm nhẹ so với đồng yên Nhật và euro.
Tỷ lệ % thay đổi giữa giá của 1 USD so với euro (đường màu vàng) và yên Nhật (đường màu xanh)
Bên cạnh đà tụt dốc của chứng khoán, chỉ số Bloomberg Comodity, theo dõi diễn biến giá cả của 22 loại nguyên liệu thô đã rơi xuống mức thấp nhất 16 năm qua, trong đó, chủ yếu là bởi đà giảm mạnh mẽ của giá dầu.
Trong phiên giao dịch tại thị trường Mỹ đêm qua, giá dầu WTI đã xuống dưới 39 USD/thùng, dầu thô brent xuống dưới 43 USD/thùng. Đây là phiên giảm giá mạnh nhất trong vòng 2 tháng qua.
giá dầu WTI xuống dưới 39 USD/thùng