Những ẩn số rình rập nền kinh tế toàn cầu vào năm 2023

Những ẩn số rình rập nền kinh tế toàn cầu vào năm 2023

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Không ai biết năm 2023 sẽ diễn ra như thế nào đối với nền kinh tế Mỹ và thế giới hoặc đối với thị trường tài chính toàn cầu, nhưng theo cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld, có một số bất thường của những ẩn số kinh tế thế giới đáng lo ngại đã được thể hiện rõ ràng.

Những gì chúng ta biết về những câu hỏi kinh tế rắc rối ở châu Âu, Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi sẽ khiến chúng ta lo ngại đáng kể về sự sụp đổ của thị trường tài chính và kinh tế thế giới trong năm nay. Đó là chưa kể đến những ẩn số kinh tế thế giới chưa được biết đến.

Một trong những ẩn số kinh tế quan trọng hơn được biết đến là nền kinh tế thế giới phản ứng như thế nào trước sự thay đổi đột ngột của các ngân hàng trung ương lớn từ chính sách tiền tệ lỏng lẻo bất thường sang chính sách thắt chặt mạnh mẽ để giành lại quyền kiểm soát lạm phát.

Câu hỏi này càng trở nên thích hợp hơn vào thời điểm Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đang tăng lãi suất với tốc độ nhanh nhất trong 40 năm qua, và cũng thích hợp vào thời điểm mà cả Fed và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã chuyển từ chính sách tràn ngập thanh khoản trên thị trường thông qua các hoạt động mua trái phiếu sang chính sách rút cạn thanh khoản thị trường thông qua việc chọn không gia hạn trái phiếu đáo hạn.

Đánh giá về việc doanh số bán nhà của Mỹ đã giảm trong tháng thứ 10 liên tiếp dưới tác động của lãi suất thế chấp cao, hiện có nguy cơ thực sự là các ngân hàng trung ương trên thế giới sẽ thách thức thị trường tài chính với sự kết hợp không mong muốn giữa lãi suất cao và suy thoái.

Điều này dường như đặc biệt đúng vào thời điểm mà các ngân hàng trung ương nói rằng họ sẽ không giảm lãi suất cho đến khi nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng lạm phát đang giảm xuống theo mục tiêu. Có vẻ như đó cũng là trường hợp khi nền kinh tế châu Âu đang bị vùi dập bởi cuộc khủng hoảng năng lượng khiến hóa đơn năng lượng trung bình hàng năm tăng 96% so với năm trước và khi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bị đình trệ do hậu quả của một cuộc khủng hoảng Covid và sự sụp đổ của bong bóng thị trường bất động sản.

Sự kết hợp giữa lãi suất cao và suy thoái kinh tế sẽ đến khi thế giới chìm trong nợ nần. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nợ thế giới ngày nay chiếm khoảng 250% tổng sản phẩm quốc nội hoặc cao hơn khoảng 20% so với thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng Lehman Brothers năm 2008. Trong khi đó, theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), các tổ chức tài chính phi ngân hàng trên thế giới có khoản nợ ẩn (hidden debt: thỏa thuận được thực hiện không trực tiếp giữa các chính phủ thông qua ngân hàng trung ương mà thông qua các thỏa thuận thường không rõ ràng với một loạt các tổ chức tài chính, do đó gánh nặng nợ được giữ ngoài bảng cân đối kế toán công) 80 nghìn tỷ USD thông qua các vị thế phái sinh.

Sau một thời kỳ vay nợ lớn bất thường của những tổ chức yếu kém với lãi suất thấp, giờ đây có nguy cơ làn sóng vỡ nợ sẽ làm rung chuyển thị trường tài chính. Đây là trường hợp đặc biệt vì lãi suất cao hơn và suy thoái kinh tế sẽ gây khó khăn cho những người đi vay khi việc đảo nợ lớn sẽ đến hạn trong năm nay.

Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, những khu vực có thể sớm chứng kiến làn sóng vỡ nợ là các nền kinh tế thị trường mới nổi. Các quốc gia này không chỉ có khả năng tiếp tục phải vật lộn với dòng vốn chảy ra do lãi suất cao của Mỹ, mà đồng đô la mạnh cũng có thể sẽ khiến gánh nặng nợ nần nặng nề hơn.

Điều được biết tiếp theo còn đáng lo ngại hơn, đó là Khu vực đồng euro có thể gặp khó khăn trong việc trả nợ nếu một cuộc suy thoái châu Âu với lãi suất cao xuất hiện. Cho đến gần đây, ECB vẫn duy trì tình trạng nợ nần chồng chất của Ý bằng cách mua toàn bộ lượng phát hành trái phiếu ròng của chính phủ nước này. Với việc ECB hiện đang giảm quy mô bảng cân đối kế toán bằng cách chấm dứt các chính sách nới lỏng định lượng, vấn đề chỉ còn là thời gian trước khi nảy sinh những câu hỏi nghiêm trọng về việc ai sẽ trang trải tổng nhu cầu vay lớn của chính phủ Ý trong năm nay.

Trung Quốc cũng có thể là nguồn gốc của các vấn đề tín dụng, như vụ vỡ nợ gần đây của Evergrande và 20 nhà phát triển bất động sản Trung Quốc khác. Điều này rất có thể xảy ra nếu cuộc khủng hoảng Covid gia tăng khi nước này rút khỏi chính sách Zero Covid trong tình trạng không chuẩn bị kỹ càng hoặc nếu tình trạng khó khăn trong lĩnh vực bất động sản bùng phát mạnh mẽ hơn.

Chắc chắn, các ngân hàng thương mại trên thế giới ngày nay có nền tảng vốn tốt hơn nhiều so với năm 2008. Họ có vị thế tốt hơn để vượt qua cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu. Vấn đề là một phần lớn tín dụng của thế giới đã được trung gian bởi phần lớn các tổ chức phi ngân hàng không được kiểm soát của hệ thống tài chính, bao gồm các quỹ phòng hộ và quỹ cổ phiếu. Như trong cuộc khủng hoảng của quỹ đầu cơ Long-Term Capital Management năm 1998, các vấn đề của một quỹ đầu cơ có thể lan sang phần còn lại của hệ thống tài chính.

Trong khi đó, giới đầu tư kỳ vọng rằng Fed và ECB đang theo dõi chặt chẽ diễn biến của thị trường tín dụng toàn cầu. Có thể sau đó họ sẽ sớm xoay trục khỏi lập trường chính sách tiền tệ diều hâu hiện tại và giúp chúng ta thoát khỏi cuộc hạ cánh khó khăn không cần thiết của nền kinh tế thế giới.

Tin bài liên quan