Nhu cầu điện 5 năm tới vẫn tăng 8,5%/năm, EVN đưa ra lộ trình 4 mục tiêu tiết kiệm điện

Nhu cầu điện 5 năm tới vẫn tăng 8,5%/năm, EVN đưa ra lộ trình 4 mục tiêu tiết kiệm điện

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Trong 5 năm tới, nhu cầu điện năng dự báo vẫn tăng trưởng ở mức khoảng 8,5%/năm. Do đó, việc đảm bảo cung cấp điện trong giai đoạn này sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong trường hợp xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan. 

Tại Hội nghị Tiết kiệm năng lượng toàn quốc năm 2023 do Bộ Công thương tổ chức sáng ngày 20/7, ông Phương Hoàng Kim, Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững cho biết, nhu cầu năng lượng của Việt Nam đã không ngừng tăng trưởng với tốc độ cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Trong đó, nhu cầu năng lượng sơ cấp trong giai đoạn 2010 - 2019 tăng trưởng khoảng 6%/năm, tốc độ tăng trưởng sản lượng điện thương phẩm bình quân là 9,71%/năm trong giai đoạn 2010 - 2021. Với nỗ lực của các cấp, các ngành, Việt Nam vẫn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và điện năng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và đảm bảo ổn định về xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng.

Với nỗ lực của các cấp, các ngành, về cơ bản Việt Nam vẫn luôn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và điện năng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và đảm bảo ổn định về xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng.

Trong 5 năm tới, nhu cầu điện năng dự báo vẫn tăng trưởng ở mức khoảng 8,5%/năm. Theo kết quả đánh giá của Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về kế hoạch cung cấp điện giai đoạn 2020 - 2025, việc đảm bảo cung cấp điện trong giai đoạn này sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong trường hợp xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan, điển hình như việc thiếu điện tại miền Bắc trong tháng 6 vừa qua.

Ngay từ nửa đầu năm, cả nước đã phải trải qua nhiều đợt nắng nóng cao điểm khiến nhu cầu sử dụng điện của các hộ sinh hoạt, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều tăng cao. Do đó, cùng với việc khai thác các nguồn năng lượng sơ cấp để đáp ứng nhu cầu về năng lượng của nền kinh tế và toàn xã hội, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Ông Phương Hoàng Kim nhấn mạnh, sử dụng năng lượng tiết kiệm là một giải pháp thiết thực giúp cải thiện hiệu quả nền kinh tế, đồng thời giúp bảo tồn nguồn năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính, đóng góp giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả còn là giải pháp quan trọng góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam tại Thỏa thuận Paris về ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, cũng như tại Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu COP 26 (khẳng định lại tại COP 27) về thực hiện lộ trình giảm phát thải khí nhà kính về 0 vào năm 2050.

Ông Nguyễn Công Thịnh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Bộ Xây dựng thông tin, những năm qua tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng trung bình đạt khoảng 9%/năm và tỷ lệ đô thị hóa trung bình mỗi năm tăng trên 1%, đến cuối năm 2022, tỷ lệ đô thị hóa của cả nước đạt 41,7%.

Tiêu thụ điện năng trong ngành xây dựng bao gồm khu vực công nghiệp và dân dụng chiếm từ 39 - 40% tổng tiêu thụ năng lượng quốc gia. Do đó, việc triển khai Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phát triển công trình xanh của Bộ Xây dựng là rất cần thiết.

Tại hội nghị, ông Trần Viết Nguyên, Phó Trưởng ban Kinh doanh EVN đưa ra lộ trình mục tiêu tiết kiệm điện giai đoạn 2023 2025 của Tập đoàn.

Ông Trần Viết Nguyên, Phó Trưởng ban Kinh doanh EVN trình bày Kế hoạch triển khai Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 của Tập đoàn.

Ông Trần Viết Nguyên, Phó Trưởng ban Kinh doanh EVN trình bày Kế hoạch triển khai Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 của Tập đoàn.

Một là trong giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo, cả nước phải phấn đấu hàng năm tiết kiệm điện tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ.

Hai là giảm tổn thất điện năng trên toàn hệ thống điện xuống dưới 6% giai đoạn đến năm 2025.

Ba là giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia thông qua thực hiện các chương trình quản lý nhu cầu điện (DSM) và điều chỉnh phụ tải điện (DR), ít nhất 1.500 MW vào năm 2025.

Bốn là phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.

Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 yêu cầu:

- Trong giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo, cả nước phải phấn đấu hằng năm tiết kiệm tối thiểu 2,0% tổng điện năng tiêu thụ.

- Giảm tổn thất điện năng trên toàn hệ thống điện dưới 6% vào năm 2025.

- Giảm bớt công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia thông qua thực hiện các chương trình quản lý nhu cầu điện (DSM) và điều chỉnh phụ tải điện (DR), ít nhất 1.500 MW vào năm 2025.

- Phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).

- Đến hết năm 2025, phấn đấu 100% chiếu sáng đường phố sử dụng đèn LED.

Tin bài liên quan