Nhu cầu của Trung Quốc suy yếu góp phần làm hạ nhiệt lạm phát trên toàn cầu

Nhu cầu của Trung Quốc suy yếu góp phần làm hạ nhiệt lạm phát trên toàn cầu

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Nhu cầu thấp hơn từ Trung Quốc đối với hàng hóa nhập khẩu đang làm giảm áp lực lạm phát ở những nơi khác.

Việc Trung Quốc thực hiện các quy định kiểm soát các nhà phát triển bất động sản và các chính sách kiểm soát Covid nghiêm ngặt là tin xấu đối với hầu hết người dân nước này, cũng như các doanh nghiệp ở nước ngoài hy vọng kiếm tiền từ khách hàng Trung Quốc.

Nhưng những rắc rối nội bộ của Trung Quốc lại có một mặt tích cực: nhu cầu nhập khẩu kim loại, năng lượng, thực phẩm và hàng hóa vốn thấp hơn đang làm giảm bớt áp lực lạm phát ở phần còn lại của thế giới. Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, thặng dư thương mại khổng lồ của Trung Quốc lại là một lợi ích cho người lao động ở những nơi khác.

Diện tích sàn nhà xây dựng và diện tích sàn nhà bán được bình quân các tháng

Diện tích sàn nhà xây dựng và diện tích sàn nhà bán được bình quân các tháng

Sự suy thoái của thị trường bất động sản bắt đầu vào mùa hè năm ngoái do các hạn chế của chính phủ đối với việc vay thế chấp và đòn bẩy của nhà phát triển bất động sản. Các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc chỉ bán được 106 triệu m2 diện tích sàn nhà ở mỗi tháng trong quý II/2022 so với trung bình 156 triệu m2 diện tích sàn nhà ở mỗi tháng trong quý II/2021.

Nhu cầu cũng giảm mạnh ở các tòa nhà mới xây dựng, lượng “diện tích sàn nhà ở bắt đầu sử dụng” trong quý II năm nay đã giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ xây dựng nhà ở không chậm như vậy kể từ năm 2009.

Mặc dù mang lại ảnh hưởng tiêu cực cho Trung Quốc, nhưng với một góc nhìn khác, nhu cầu của Trung Quốc suy yếu lại cung cấp yếu tố tích cực cho phần còn lại của thế giới. Quặng sắt, than luyện kim và đồng là những nguyên liệu thiết yếu để sản xuất thép xây dựng, đồ gia dụng và dây điện. Trước thời kỳ suy thoái gần đây, Trung Quốc tiêu thụ khoảng 2/3 quặng sắt và than luyện kim của thế giới và khoảng 40% đồng.

Nhu cầu thấp hơn có nghĩa là giá cũng sẽ thấp hơn. So với mức đỉnh gần đây vào tháng 7/2021, giá quặng sắt đã giảm một nửa, trong khi giá than luyện kim của Trung Quốc giảm khoảng 33%. Giá đồng toàn cầu đã giảm 25%, mặc dù dự kiến ​​sẽ có thêm các khoản đầu tư xanh liên quan đến khí hậu ở Mỹ và châu Âu.

Điều này có sự phân nhánh rộng hơn. Bất động sản nhà ở cũng là loại tài sản duy nhất được cung cấp rộng rãi cho người dân Trung Quốc ngoài kênh tiền gửi ngân hàng, cổ phiếu và trái phiếu Trung Quốc. Cho đến gần đây, người tiêu dùng Trung Quốc đã vay ngân hàng để mua những ngôi nhà mới - những ngôi nhà vẫn chưa được xây dựng - như một tài sản đầu tư. Hiện tại, các chủ đầu tư đang không hoàn thành dự án của họ vì thiếu tiền mặt, một số người mua nhà sẽ từ chối thanh toán các khoản thế chấp.

Trên hết, chính quyền cấp tỉnh và địa phương của Trung Quốc đã dựa vào nguồn thu từ việc bán đất để trang trải khoảng 1/3 chi tiêu ngân sách. Tuy nhiên, nguồn thu đã sụt giảm. Theo Bộ Tài chính Trung Quốc, doanh thu của chính quyền địa phương từ việc bán đất trong năm nay thấp hơn 31% so với trong 6 tháng đầu năm 2021.

Trong khi việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương đang tăng vọt - số tiền huy động được vào tháng 5 và tháng 6/2022 là số tiền lớn nhất (tính trong hai tháng) từ trước đến nay - điều này chủ yếu phản ánh sự thiếu hụt dòng tiền hơn là chi tiêu đầu tư mới. Một số chính quyền địa phương huy động tiền với lợi suất khoảng 9% từ những người tiết kiệm hộ gia đình mặc dù chính phủ trung ương phát hành trái phiếu kỳ hạn 10 năm chỉ với lợi suất dưới 3%.

Tác động của sự sụp đổ của thị trường bất động sản Trung Quốc đang cộng hưởng bởi các hạn chế liên quan đến Covid của chính phủ. Chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc trong nửa đầu năm 2022 hầu như không cao hơn nửa đầu năm 2021 sau khi tính đến lạm phát và hiện đang thấp hơn 10% so với xu hướng trước đại dịch.

Các nhà máy lọc dầu Trung Quốc đã chế biến dầu thô ít hơn 10% kể từ tháng 4 so với mùa xuân năm ngoái do nhu cầu xăng dầu giảm mạnh. Tiêu thụ điện, vốn đã tăng khoảng 7% một năm trước đại dịch, nhưng hiện chỉ tăng 2%. Sự suy yếu của nền kinh tế Trung Quốc là một đối trọng mạnh mẽ đối với sự căng thẳng về nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu do ảnh hưởng của xung đột Nga-Ukraine.

Điểm yếu trong nước của Trung Quốc đang đè bẹp nhu cầu hàng hóa từ phần còn lại của thế giới. Tính theo đồng đô la, chi tiêu cho nhập khẩu của Trung Quốc đã không đổi kể từ cuối năm ngoái.

Trước đây, sự mất cân đối lớn giữa xuất khẩu lành mạnh và nhập khẩu yếu của Trung Quốc là lực cản đối với nền kinh tế toàn cầu, tước đi thu nhập của người lao động ở nơi khác mà họ có thể kiếm được khi bán hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng Trung Quốc. Tuy nhiên hiện nay, lạm phát và tình trạng thiếu hàng hóa đang là mối quan tâm lớn hơn so với tình trạng thiếu việc làm, và những rắc rối của Trung Quốc có thể là những gì phần còn lại của thế giới cần để góp phần hạ nhiệt lạm phát.

Tin bài liên quan