* Phiên giao dịch đầu tuần 12/12: Trong phiên giao dịch sáng, áp lực bán, nhất là tại các mã lớn khiến VN-Index đảo chiều sau ít phút có sắc xanh đầu phiên.
Bước vào phiên giao dịch chiều, áp lực bán đã nhanh trong gia tăng thêm, đẩy nhiều mã giảm điểm, khiến đà giảm của VN-Index nới rộng dần. Không chỉ các mã lớn, trên 2 bảng điện tử hàng trăm mã khác giảm giá, đặc biệt, nhóm cổ phiếu có tính thị trường đồng loạt bị bán mạnh và đóng cửa ở mức giá sàn.
Đóng cửa, VN-Index giảm 3,37 điểm (-0,51%), xuống 659,7 điểm, HNX-Index cũng giảm 0,82 điểm (-1,03%), xuống 78,79 điểm.
Tương tự, SHS và VCSC cũng nhận định VN-Index có thể tiếp tục tăng nđể test lại ngưỡng kháng cự gần 668 điểm.
Trong khi đó, MBS nhận định thận trọng: thị trường nhiều khả năng sẽ dao động sideway với những phiên tăng giảm xen kẽ.
* Sang phiên giao dịch ngày 13/12: SAB có phiên tăng trần thứ 6 liên tiếp, nhưng với việc hàng loạt mã khác giảm giá, VN-Index đã thất bại khi nỗ lực đảo chiều trong phiên sáng nay.
Thị trường tiếp tục giao dịch ảm đạm khi bước sang phiên giao dịch chiều. Áp lực bán tăng mạnh khiến số mã giảm điểm gấp đôi số mã tăng, trong đó, sắc xanh mắt mèo được tô đậm hơn bởi sự đóng góp của nhiều mã đầu cơ mới, khiến thị trường giảm sâu hơn và chỉ số Vn-Index lùi về dướ mốc 655 điểm.
Đóng cửa, chỉ số VN-Index giảm 5,04 điểm (-0,76%) xuống mức 654,66 điểm, HNX-Index giảm 0,88 điểm (-1,12%) xuống mức 77,91 điểm.
Trong khi đó, BSC cho rằng, đứng trước thông tin FED có thể tăng lãi suất trong kỳ họp sẽ diễn ra vào ngày 13-14/12 tới đây khiến thị trường trở nên biến động hơn và rủi ro điều chỉnh tăng cao.
Tương tự BVSC cũng nhận định xu hướng thị trường chung vẫn chưa có chuyển biến mới. Đồng thời, công ty này đã đưa ra khuyến nghị nhà đầu tư nên kiên nhẫn chờ đợi, tránh các hoạt động mua đuổi đẩy tỷ trọng lên cao.
* Trong phiên giao dịch 14/12: Sau 2 phiên giảm điểm khá mạnh vừa qua, thị trường đã tăng khá mạnh ngay từ khi mở cửa, khi nhiều mã bluechips cùng tăng điểm. Tuy nhiên, toàn bộ thị trường đang dồn cả vào HQC khi cổ phiếu này giao dịch đột biến, hấp thụ toàn bộ lượng dư bán sàn và có cú đảo chiều tăng trần ngoạn mục.
Sang phiên chiều, hiệu ứng từ HQC đã thực sự lan tỏa sang nhiều nhóm cổ phiếu khác, đặc biệt là nhóm cổ phiếu đầu cơ khi nhóm này đồng loạt tăng trần, giúp thị trường trút bỏ được gánh nặng để tiếp tục nới rộng đà tăng và VN-Index đóng cửa ở mức cao nhất ngày.
Đóng cửa, VN-Index tăng 10,48 điểm (+1,6%) lên 665,14 điểm, HNX-Index tăng 0,9 điểm (+1,16%) lên 78,78 điểm.
Trái lại, FPTS nhận định “thị trường có khả năng sẽ tiếp tục đón nhận những thông tin mang tính tiêu cực ngắn hạn”.
Thậm chí, MBS còn nhận định, “Trong phiên 14/12, khả năng các chỉ số có thể điều chỉnh về vùng hỗ trợ 650 điểm đối với VN-Index và 77 điểm với HNX-Index”.
* Đến phiên giao dịch 15/12: Bất chấp thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm vì Fed quyết định tăng lãi suất, thì 2 chỉ số tại Việt Nam vẫn diễn ra theo cái cách của riêng mình. Vào phiên sáng thì hầu hết các mã lớn đều có diễn biến tích cực, nhưng điều đó không giữ được trong phiên chiều.
Lực đỡ không mấy bền vững do áp lực bán luôn thường trực khiến diễn biến chỉ số phiên chiều rung lắc mạnh. VN-Index có thời điểm rơi xuống dưới ngưỡng 665 điểm, với các điểm sáng không nhiều nhưng đủ để giữ sắc xanh như SAB, ROS, VCB, CTG.
Đóng cửa, VN-Index tăng nhẹ 0,78 điểm (+0,12%) lên mức 665,92 điểm, HNX-Index tăng 0,28 điểm (+0,36%) lên mức 78,85 điểm.
Tương tự, SHS, MSI điều cho rằng phiên 15/12 sẽ tiếp tục tăng điểm, tuy nhiên, không được như kỳ vọng của MSI cho rằng VN-Index sẽ chạm vùng kháng cự yếu 670-675 điểm.
Trái lại, BVSC nhận định rủi ro giảm điểm của thị trường vẫn khá hiện hữu.
Bên cạnh đó, nhận định của FPTS cũng thiếu chuẩn xác khi cho rằng, “Trong phiên 15/12, nhà đầu tư sẽ đón nhận thông tin về kết quả cuộc họp lãi suất của Fed. Đây là yếu tố có khả năng ảnh hưởng lớn đến biến động thị trường chứng khoán toàn cầu và tác động đến tâm lý trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
* Ở phiên giao dịch cuối tuần ngày 16/12: Đà tăng thị trường trong phiên sáng nay tiếp tục duy trì tốt khi các mã vốn hóa lớn, tiêu biểu là VNM, đều tăng điểm, nhưng giao dịch diễn ra chậm khi trước mắt là kỳ tái cơ cấu cuối cùng trong năm của các quỹ ETFs.
Sang phiên chiều, áp lực bán của nhà đầu tư ngoại tăng mạnh do tác động của ngày chốt danh mục của các quỹ ETFs. Tuy nhiên, bất chấp sức ép từ nguồn cung khủng, lực cầu nội vẫn thấp thụ tốt, giúp VN-Index bay cao trong phiên cuối tuần.
Đóng cửa, VN-Index tăng 9,24 điểm (+1,39%) lên 675,16 điểm, HNX-Index tăng 0,86 điểm (+1,09%) lên 79,71 điểm.
Trái lại, nhận định của SHS và IVS có phần đúng khi cho rằng thị trường tiếp tục tăng điểm, tuy nhiên, với quan điểm khá thận trọng, các nhận định này còn cách xa với diễn biến thực tế của phiên cuối tuần khi chỉ số VN-Index đã có cú đột phá khi tăng gần 10, chinh phục thành công ngưỡng 675 điểm.