* Phiên giao dịch đầu tuần 28/3: Thị trường đã đón nhận 1 nhịp rung lắc mạnh ở đầu phiên sáng khiến VN-Index tiếp sát mốc 570 điểm. Tuy nhiên, lực cầu gia tăng giúp sắc xanh lan rộng hơn trong bảng điện tử, trong đó, nhiều cổ phiếu bluechip hồi phục tích cực cùng nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng đua sóng đã giúp thị trường khởi sắc, chỉ số VN-Index dành lại mốc 575 điểm.
Đóng cửa, VN-Index tăng 3,64 điểm (+0,64%) lên 575,72 điểm. HNX-Index tăng 0,7 điểm (+0,88%), đứng ở mức 80,43 điểm.
Trái lại, KIS lại cho rằng VN-Index đã vận động trong biên độ 570-580 điểm trong 3 tuần vừa qua và vẫn đang gặp phải những lực cản đáng kể để có thể bứt phá. Khả năng thị trường điều chỉnh vẫn có thể còn tiếp diễn.
* Sang phiên giao dịch ngày 29/3: Sau thời gian giằng co trong đầu phiên, thị trường đã yếu dần khi lực bán từ nhóm cổ phiếu dầu khí và một vài mã lớn đã lan rộng ra khắp bảng điện tử. Lực bán ồ ra diễn ra và tập trung vào cuối phiên chiều đã kéo cả hai chỉ số giảm mạnh, trong đó, VN-Index chính thức chia tay mốc 570 điểm và đóng cửa ở mức thấp nhất ngày.
Đóng cửa, VN-Index giảm 7,44 điểm (-1,29%), xuống 568,28 điểm. HNX-Index giảm 0,64 điểm (-0,8%), xuống 79,79 điểm.
Như vậy, dù nhận định sát với xu hướng thị trường như MSI, BVSC, BSC, FPTS, SHS nhưng các công ty chứng khoán này đều có cái nhìn lạc quan hơn khi cho rằng ngưỡng hỗ trợ 570 điểm sẽ vẫn được duy trì tốt và lực bán sẽ tiếp tục gia tăng mạnh nếu VN-Index tiến sát ngưỡng 580 điểm. Tuy nhiên, trên thực tế, ngưỡng 570 điểm đã chính thức bị xuyên thủng.
Trái lại, VCSC là công ty duy nhất nhận định đi ngược diễn biến thị trường khi cho rằng dòng tiền ngắn hạn có xu hướng gia tăng trở lại, VN-Index có thể kiểm định lại mức kháng cự 580 điểm tỏng phiên 29/3.
* Trong phiên giao dịch 30/3: Diễn biến thị trường khá chậm bởi tâm lý thận trọng khiến VN-Index chủ yếu giao dịch trong sắc đỏ với thanh khoản giảm mạnh trong phiên sáng. Tín hiệu tích cực đã chính thức được hiện thực hóa trong phiên chiều. Lực mua dồn dập được tung vào giúp hàng loạt cổ phiếu nhỏ tăng trần cùng sự khởi sắc của một số mã bluechip như VNM, VIC, PVD kéo thị trường bật tăng . Tuy nhiên, lực cầu chưa đủ mạnh khiến VN-Index một lần nữa chinh phục bất thành ngưỡng kháng cự trước mắt 570 điểm.
Về phần các Dự, hầu hết các công ty chứng khoán đều nhận định thị trường đang trong xu hướng xấu, không có quan điểm nào cho rằng thị trường phiên 30/3 có thể tăng điểm.
Trong đó, nhận định của MSI sai lệch với thực tế thị trường khi cho rằng, phiên 30/3, thị trường sẽ giảm điểm nhẹ, VN-Index có thể kiểm nghiệm lại ngưỡng hỗ trợ 565-568 điểm. Thậm chí KIS còn cho rằng khả năng cao VN-Index sẽ tìm về vùng hỗ trợ mạnh 557-560 điểm.
* Đến phiên giao dịch 31/3: Sau nhịp tăng kéo VN-Index lên mức cao nhất ở cuối phiên sáng, áp lực bán đã xuất hiện khiến đà tăng bị chặn đứng. Lực bán càng lớn mạnh hơn trong phiên giao dịch chiều khiến sắc đỏ bao phủ toàn thị trường, cả hai chỉ số đều giảm điểm mạnh, trong đó, VN-Index lùi về mức thấp nhất trong 1 tháng qua.
Đóng cửa, VN-Index giảm 8,69 điểm (-1,52%) xuống 561,22 điểm. HNX-Index giảm 0,42 điểm (-0,53%) xuống 79,05 điểm.
Trái lại, các nhận định của công ty chứng khoán khác không mấy tích cực và khuyến nghị nhà đầu tư có thể cân nhắc hạ tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục trong những nhịp phục hồi của thị trường. Theo BVSC, thị trường đang thiếu động lực tăng điểm trong trung hạn sau khi đã phục hồi tốt trong hơn 2 tháng gần đây.
* Ở phiên giao dịch cuối tuần ngày 1/4: Sau nhịp điều chỉnh mạnh giữa phiên sáng, thị trường đã dần hồi phục nhờ lực cầu bắt đáy gia tăng khiến giới đầu tư kỳ vọng hơn về phiên phục hồi của thị trường trong ngày cuối tuần. Tuy nhiên, ngay khi bước vào phiên chiều, lực bán đã gia tăng đẩy cả hai chỉ số quay lại dưới mốc tham chiếu, đang chú ý, VN-Index xuyên thủng ngưỡng 560 điểm.
Đóng cửa, VN-Index giảm 2,79 điểm (-0,5%), xuống 558,43 điểm với 72 mã tăng. HNX-Index cũng giảm 0,59 điểm (-0,74%), xuống 78,47 điểm.
Cùng quan điểm với MSI, KIS cho rằng đà giảm có thể chững lại với kỳ vọng lực cầu bắt đáy sẽ được duy trì, thị trường có thể xuất hiện các nhịp hồi kỹ thuật.
Trái lại, FPTS nhận định khá sát với diễn biến thị trường khi cho rằng phiên giảm ngày 31/3 chưa được hấp thụ hết và nó chính là lượng cung tiềm ẩn cho phiên 1/4. Với sự sụt giảm mạnh của của các cổ phiếu trụ cột, thị trường sẽ gặp khó khăn để có được động lực hồi phục mạnh tại thời điểm này.