Thống kê giao dịch trên sàn HOSE tuần qua, chỉ số VN-Index có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm. Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 9,53 điểm (+0,78%) xuống mức 1.228,1 điểm.
Thanh khoản trên cả 2 sàn tuần này giảm mạnh so với tuần giao dịch trước đó, với tổng giá trị giao dịch giảm 14,78% xuống mức 71.549 tỷ đồng.
Diễn biến sàn HOSE trong tuần tuần 18-22/11
Ngày |
VN-Index |
Biến động |
Khối lượng GD |
Giá trị GD |
22/11 |
1.228,1 |
-0,23 (-0,02%) |
534.437.664 |
12.758 |
21/11 |
1.228,33 |
+11,79 (+0,97%) |
482.145.184 |
12.179 |
20/11 |
1.216,54 |
+11,39 (+0,95%) |
767.532.392 |
17.807 |
19/11 |
1.205,15 |
-11,97 (-0,98%) |
511.886.835 |
13.248 |
18/11 |
1.217,12 |
-1,45 (-0,12%) |
646.151.167 |
15.557 |
Về chỉ số, trên sàn HNX có 2 phiên giảm và 3 phiên tăng, tổng cộng cả tuần chỉ số HNX-Index kết tuần ở mức 221,29 điểm, giảm 0,24 điểm, tương ứng giảm 0,1% so với tuần trước. Trong khi đó, thanh khoản giảm 24,42% so với tuần trước, đạt 3.978 tỷ đồng.
Diễn biến sàn HNX trong tuần từ 18-22/11
Ngày |
HNX-Index |
Biến động |
Khối lượng GD |
Giá trị GD |
22/11 |
221,29 |
-0,47 (-0,21%) |
51.569.800 |
815 |
21/11 |
221,76 |
+0,47 (+0,21%) |
31.672.035 |
563 |
20/11 |
221,29 |
+1,61 (+0,73%) |
59.081.300 |
1.012 |
19/11 |
219,68 |
-2,11 (-0,95%) |
37.042.400 |
632 |
18/11 |
221,79 |
+0,26 (+0,12%) |
57.871.700 |
956 |
Nhìn lại dự báo của các công ty chứng khoán tuần qua từ 18-22/11:
CTCK Kiến thiết Việt Nam – CSI có tuần dự báo không mấy thành công.
Cụ thể, trái với việc cho rằng có thể mua thăm dò tại mốc hỗ trợ 1.208 điểm ở những phiên đầu tuần, VN-Index đã liên tục điều chỉnh và lùi về sát ngưỡng tâm lý mạnh 1.200 điểm.
Ngay khi thủng mốc 1.200 điểm, dòng tiền đã được kích hoạt giúp chỉ số chung đảo chiều tăng vọt hơn 11 điểm trong phiên 20/11, nhưng CSI lại đưa ra dự báo rằng chỉ số chung sẽ test ngưỡng hỗ trợ 1.180 điểm.
Trong 2 phiên cuối tuần, CSI duy trì quan điểm rằng VN-Index tăng điểm để test lại khoảng GAP (1.229-1.231) giảm điểm trước đó. Tuy vậy, tín hiệu tạo đáy của VN-Index vẫn chưa được xác nhận và còn cần nhiều tín hiệu tích cực và cần thời gian thêm nữa.
Trong khi đó, CTCK Vietcombank – VCBS tiếp tục duy trì quan điểm thận trọng và khuyến nghị các nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng danh mục mức thấp (<30%). Đối với những nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro cao, vẫn có thể chọn lọc cổ phiếu duy trì được vận động ổn định như giữ vững vùng hỗ trợ và cho tín hiệu thu hút dòng tiền. Đồng thời, không bị ảnh hưởng bởi diễn biến của thị trường chung, nhưng cần tuân thủ ngưỡng cắt lỗ/chốt lời để bảo toàn vốn.
Tuy nhiên, trong 2 phiên cuối tuần ngày 21-22/11, VCBS có quan điểm tích cực hơn khi dự báo nhịp hồi phục và khuyến nghị nhà đầu tư có thể tận dụng những nhịp rung lắc để giải ngân cổ phiếu có chọn lọc.
Có nhận định không mấy lạc quan đúng như diễn biến thị trường CTCK KB Việt Nam – KBSV cho rằng, việc xu hướng điều chỉnh ngắn hạn đang là chủ đạo, kết hợp với quán tính lao dốc mạnh, nhịp hồi phục kỹ thuật có thể xuất hiện nhưng không thực sự đáng tin cậy. Nhiều khả năng áp lực bán sẽ áp đảo trở lại, để ngỏ rủi ro phá vỡ ngưỡng hỗ trợ gần.
Thậm chí, sau 2 phiên giảm liên tiếp ngày 18-19/11, KBSV có quan điểm tiêu cực hơn khi cho rằng chỉ số có nguy cơ đánh mất ngưỡng hỗ trợ gần và lùi về vùng đỡ khác xa hơn. Tuy nhiên, VN-Index đã có pha “quay xe” đầy ấn tượng khi kết phiên 20/11 tăng hơn 11 điểm, hồi phục khoảng 20 điểm, từ dưới ngưỡng tâm lý mạnh 1.200 điểm vọt lên trên mức 1.215 điểm.
Tuy diễn biến đã có tín hiệu tích cực hơn, nhưng sau đó, KBSV vẫn lưu ý nhà đầu tư về áp lực cung giá cao còn tiểm ẩn khá lớn sẽ gây ra rủi ro sớm đảo chiều trở lại cho chỉ số tại các vùng kháng cự, khi xu hướng giảm điểm trong ngắn hạn đang là chủ đạo.
Đáng chú ý, CTCK Asean tiếp tục duy trì quan điểm suốt tuần với dự báo rằng, thị trường sẽ có thể có các phiên hồi phục chậm rãi. Tuy nhiên, trong một vài phiên tới cần theo sát các hành động của khối ngoại và diễn biến DXY, tỷ giá trong nước để xác định xu hướng vận động trong ngắn hạn.
Nhà đầu tư nên nâng cao quản trị rủi ro, tập trung vào các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt và triển vọng kinh doanh tích cực, theo sát diễn biến thị trường để xác định thời điểm giải ngân phù hợp khi các dấu hiệu cân bằng hình thành rõ ràng hơn và định giá cổ phiếu về mức hấp dẫn.