Thống kê giao dịch trên sàn HOSE tuần qua, chỉ số VN-Index có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm. Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 9,93 điểm (-0,78%) xuống mức 1.261,93 điểm.
Trong tuần thanh khoản trên HOSE đạt 125.907,48 tỷ đồng, tăng mạnh 34,3% so với tuần trước, gia tăng trên mức trung bình, cho thấy mức độ đầu cơ ngắn hạn, xoay vòng gia tăng. Thị trường tiếp tục luân phiên phục hồi, cải thiện mạnh ở nhóm mã vốn hóa trung bình, tuy nhiên đã chịu áp lực điều chỉnh mạnh trong phiên cuối tuần.
Diễn biến sàn HOSE trong tuần từ 20-24/5
Ngày |
VN-Index |
Biến động |
Khối lượng GD |
Giá trị GD |
24/5 |
1.261,93 |
-19,1 (-1,49%) |
1.367.781.120 |
35.531 |
23/5 |
1.281,03 |
+14,12 (+1,11%) |
968.130.000 |
23.314 |
22/5 |
1.266,91 |
-10,23 (-0,8%) |
1.139.091.754 |
28.050 |
21/5 |
1.277,14 |
-0,44 (-0,03%) |
972.159.800 |
23.994 |
20/5 |
1.277,58 |
+4,47 (+0,35%) |
1.161.563.296 |
27.679 |
Trong khi đó, trên sàn HNX có 4 phiên tăng liên tiếp đầu tuần và 1 phiên giảm mạnh duy nhất ngày cuối tuần 24/5, tổng cộng cả tuần chỉ số HNX-Index kết tuần ở mức 241,72 điểm, tăng 0,18 điểm, tương ứng tăng 0,07% so với tuần trước. Thanh khoản sàn HNX cũng tăng mạnh 28,89% so với tuần trước, đạt 12.553 tỷ đồng được giao dịch.
Diễn biến sàn HNX trong tuần từ 20-24/5
Ngày |
HNX-Index |
Biến động |
Khối lượng GD |
Giá trị GD |
24/5 |
241,72 |
-5,19 (-2,1%) |
148.414.848 |
3.123 |
23/5 |
246,91 |
+1,76 (+0,72%) |
104.508.782 |
2.215 |
22/5 |
245,15 |
+1,86 (+0,76%) |
138.820.048 |
2.761 |
21/5 |
243,29 |
+0,72 (+0,3%) |
113.951.955 |
2.335 |
20/5 |
242,57 |
+1,02 (+0,42%) |
109.326.293 |
2.119 |
Sau 4 tuần tăng điểm liên tiếp, tiệm cận vùng giá 1.282 điểm - 1.287 điểm, chỉ số VN-Index đã có tuần giao dịch chịu áp lực điều chỉnh kiểm tra lại vùng giá 1.250 điểm trong tuần vừa qua.
Nhìn lại dự báo của các công ty chứng khoán tuần qua từ 20-24/5:
CTCK Kiến Thiết Việt Nam – CSI đã có tuần không mấy thành công bởi phần lớn các nhận định đều thiếu chuẩn xác. Cụ thể, trong nửa đầu tuần thị trường biến động giằng co với những phiên tăng giảm thì CSI cho rằng sự đảo chiều xu hướng chưa có tín hiệu và không loại trừ khả năng VN-Index sẽ vượt đỉnh của tháng 3 trước đó.
Tuy nhiên, sau pha mất điểm khá mạnh ngày 22/5, CSI đã “quay xe” và cho rằng áp lực chốt lời có xu hướng tăng tăng trong phiên 23/5, khả năng VN-Index bị đẩy về vùng 1.258-1.260 điểm; nhưng thực tế chỉ số này đã bất ngờ tăng vọt vượt mốc 1.280 điểm.
Sau đó, CSI tiếp tục nhận định sai trong phiên giảm mạnh ngày cuối tuần ngày 24/5 khi tự tin cho rằng xu hướng thị trường lạc quan và khuyến nghị nhà đầu tư có thể mở thêm vị thế, gia tăng tỷ trọng, nhưng sự thật khá phũ phàng khi VN-Index có thời điểm bốc hơi hơn 30 điểm và may mắn bật hồi đôi chút để trở về trên mốc 1.260 điểm với mức giảm hơn 19 điểm.
CTCK Vietcombank - VCBS không đưa ra dự báo xu hướng tăng giảm của thị trường. Tuy nhiên, công ty chứng khoán này thận trọng khuyến nghị các nhà đầu tư tiếp tục thực hiện chốt lời những cổ phiếu không vượt được kháng cự hoặc đà tăng có tín hiệu suy yếu. Tận dụng những nhịp rung lắc để lướt sóng ngắn hạn những cổ phiếu đã kiểm tra thành công vùng hỗ trợ và thu hút dòng tiền tốt thuộc các nhóm ngành như ngân hàng, chứng khoán, thủy sản.
Trong khi đó, CTCK KB Việt Nam – KBSV bảo lưu quan điểm không mấy lạc quan suốt cả tuần, dù thị trường có những nhịp bật hồi nhẹ trong ngày 20/5 hay tích cực hơn ở phiên 23/5.
Cụ thể, KBSV cho rằng, mặc dù áp lực điều chỉnh ngày càng gia tăng trong quá trình đi lên, cơ hội vượt vùng đỉnh 1.29x điểm vẫn đang được để ngỏ.
Đồng thời, công ty chứng khoán này khuyến nghị nhà đầu tư trải lệnh mua từng phần các vị thế trading khi chỉ số lùi về các vùng hỗ trợ, gần là 1.24x điểm và trong kịch bản điều chỉnh sâu hơn là quanh 1.220 (+/-5) điểm.
Tại CTCK Asean cũng không dự báo về xu hướng tăng giảm của thị trường. Tuy nhiên, quan điểm xuyên suốt cả tuần của công ty chứng khoán này là giao dịch thị trường hiện tại chưa đủ an toàn cho các vị thế mua mới, đồng thời khuyến nghị nhà đầu tư có thể mở mua nếu thị trường kiểm định mốc 1.245 hay 1.235 điểm.