Thống kê giao dịch trên sàn HOSE tuần qua, chỉ số VN-Index có 2 phiên tăng điểm và 3 phiên giảm điểm. Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 38,9 điểm (-3,26%), xuống 1.154,15 điểm.
Thanh khoản trên HOSE đạt hơn 92.945 tỷ đồng, giảm khá mạnh 21,6% về giá trị và khối lượng giao dịch cũng giảm xuống dưới mức trung bình, tương ứng giảm 17% so với tuần trước.
Diễn biến sàn HOSE trong tuần qua từ 25-29/9:
Ngày |
VN-INDEX |
Thay đổi |
Khối lượng GD |
Giá trị GD |
29/9 |
1154,15 |
+1,72(+0,15%) |
574.812.383 |
13.960 |
28/9 |
1152,43 |
-1,42(-0,12%) |
691.112.432 |
15.897 |
27/9 |
1153,85 |
+15,89(+1,40%) |
860.424.151 |
18.193 |
26/9 |
1137,96 |
-15,24(-1,32%) |
1.046.590.396 |
21.617 |
25/9 |
1153,20 |
-39,85(-3,34%) |
1.086.893.263 |
23.496 |
Tương tự, trên sàn HNX cũng có 3 phiên giảm và 2 phiên tăng, tổng cộng cả tuần chỉ số HNX-Index giảm 6,8 điểm (-2,8%), xuống 236,35 điểm. Thanh khoản HNX cũng kém sôi động hơn so với tuần trước đó.
Diễn biến sàn HNX trong tuần qua từ 25-29/9:
Ngày |
HNX-INDEX |
Thay đổi |
Khối lượng GD |
Giá trị GD |
29/9 |
236,35 |
+1,85(+0,79%) |
98.278.957 |
1.743 |
28/9 |
234,50 |
-1,34(-0,57%) |
83.541.041 |
1.786 |
27/9 |
235,84 |
+6,09(+2,65%) |
119.801.838 |
2.085 |
26/9 |
229,75 |
-1,75(-0,76%) |
127.638.247 |
2.234 |
25/9 |
231,50 |
-11,65(-4,79%) |
152.354.234 |
2.710 |
Thị trường đã xác nhận tuần giảm điểm thứ 3 liên tiếp khi kết thúc tháng 9 và VN-Index có thời điểm thủng ngưỡng hỗ trợ quan trọng 1,150 điểm, thậm chí đe dọa xu hướng uptrend khi kiểm định mốc 1.135 điểm, tuy nhiên những nỗ lực phục hồi giúp thị trường chốt tuần vẫn giữ được ngưỡng hỗ trợ quan trọng này.
Nhịp điều chỉnh là cần thiết nhưng biên độ điều chỉnh vừa qua rộng hơn dự báo và làm suy yếu động lực tăng ngắn hạn, thị trường do vậy sẽ cần thêm nhiều thời gian để hình thành nền tích lũy mới.
Nhìn lại dự báo của các công ty chứng khoán tuần qua từ 25-29/9:
CTCK Vietcombank – VCBS vẫn duy trì quan điểm thận trọng trong tuần cuối cùng của tháng 9 khi không đưa ra nhận định xu hướng thị trường và bảo lưu quan điểm rằng, nhà đầu tư nên tận dụng những phiên phục hồi để cơ cấu gọn danh mục, chỉ nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu từ 10-20% tài khoản đối với những mã vẫn đang giữ vững thành công vùng hỗ trợ để quản trị tối đa rủi ro.
CTCK SHS cho rằng, thị trường đang trong nhịp điều chỉnh với biến động mạnh, động thái điều chỉnh và tạo nền có thể còn kéo dài và cần thiết để thị trường tích lũy nội lực cho nhịp tăng tiếp theo. Thậm chí, ngay cả khi thị trường hồi phục khá tích cực ngày 27/9, SHS còn cảnh báo nhà đầu tư dù hồi phục mạnh những rủi ro VN-Index điều chỉnh trong phiên tiếp theo vẫn cao.
Đồng thời, SHS cũng giữ quan điểm tương tự VCBS rằng, nhà đầu tư ngắn hạn nên tranh thủ các nhịp hồi phục kỹ thuật để giảm tỷ trọng xuống mức an toàn, hạn chế mua đuổi giá cao trong các phiên tăng điểm.
Trong khi đó, CTCK KB Việt Nam – KBSV đã đưa ra 3 nhận định đúng và 2 nhận định. Cụ thể, KBSV ghi điểm ở phiên giao dịch ngày 25-26/9 khi cho rằng xu hướng điều chỉnh vẫn mở rộng.
Đồng thời, công ty chứng khoán này cũng có dự báo khá đúng trong phiên cuối tuần ngày 29/9, khi cho rằng dù áp lực rung lắc sẽ vẫn còn tiếp diễn nhưng VN-Index được kỳ vọng sẽ tiếp tục mở rộng đà hồi phục.
Trái lại, KBSV dự báo sai về xu hướng thị trường trong phiên tăng khá tốt ngày 27/6. Cụ thể, công ty chứng khoán này cho rằng trạng thái thị trường sẽ tiếp tục điều chỉnh, nhưng thực tế, chỉ số VN-Index hồi phục tăng gần 16 điểm và lấy lại ngưỡng 1.150 điểm.
Đồng thời, phiên tăng khá tốt giữa tuần đã khiến KBSV kỳ vọng hơn vào việc mở rộng đà hồi phục và hướng lên ngưỡng cản 1.170 điểm. Điều này trái ngược với diễn biến thị trường trong phiên 28/9 và khiến công ty chứng khoán này “mất điểm.