Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán trong tuần qua.
Thống kê giao dịch trên sàn HOSE tuần qua, chỉ số VN-Index có 2 phiên tăng điểm và 3 phiên giảm điểm. Kết thúc cả tuần, VN-Index tăng 5,07 điểm (+0,48%) lên 1.069,71 điểm.
Thanh khoản cải thiện với giá trị giao dịch trên sàn HOSE tăng 29% so với tuần trước đó, lên 67.152,4 tỷ đồng, khối lượng giao dịch cũng tăng 38,23%, lên gần 4.064 triệu cổ phiếu.
Diễn biến sàn HOSE trong tuần qua từ 3-7/4
Ngày |
VN-INDEX |
Thay đổi |
Khối lượng GD |
Giá trị GD |
7/4 |
1069,71 |
-1,20(-0,11%) |
646.004.332 |
10.782 |
6/4 |
1070,91 |
-9,95(-0,92%) |
998.757.389 |
15.790 |
5/4 |
1080,86 |
+2,41(+0,22%) |
793.746.144 |
12.866 |
4/4 |
1078,45 |
-0,83(-0,08%) |
803.886.355 |
13.584 |
3/4 |
1079,28 |
+14,64(+1,38%) |
821.311.240 |
14.174 |
Trong khi đó, trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index có 1 phiên giảm điểm duy nhất ngày 6/4 và 4 phiên tăng. Tổng cộng cả tuần, chỉ số HNX-Index tăng 4,1 điểm (+1,98%) lên 211,6 điểm. Thanh khoản trên sàn HNX cũng cải thiện tích cực với khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch đều tăng hơn 62% so với tuần trước, tương ứng đạt 582,4 triệu đơn vị, giá trị 8.210 tỷ đồng.
Diễn biến sàn HNX trong tuần qua từ 3-7/4
Ngày |
HNX-INDEX |
Thay đổi |
Khối lượng GD |
Giá trị GD |
7/4 |
211,60 |
+0,17(+0,08%) |
110.219.800 |
1.527 |
6/4 |
211,43 |
-1,15(-0,54%) |
152.421.900 |
2.138 |
5/4 |
212,58 |
+1,85(+0,88%) |
121.742.300 |
1.622 |
4/4 |
210,73 |
+0,25(+0,12%) |
95.119.300 |
1.332 |
3/4 |
210,48 |
+2,98(+1,44%) |
102.894.000 |
1.591 |
Thị trường tiếp tục duy trì được xu hướng tăng điểm nhẹ trong tuần đầu tiên của tháng 4 với khối lượng giao dịch tiếp tục tăng mạnh (là tuần có khối lượng giao dịch cao nhất kể từ đầu năm). Tuy nhiên, với biên độ tăng khá thấp, cùng cây nến đỏ kèm khối lượng giao dịch đột biến, cho thấy áp lực chốt lãi ngắn hạn đang lên.
Nhìn lại dự báo của các công ty chứng khoán tuần qua từ 3-7/4:
CTCK Vietcombank – VCBS: Sau phiên vượt kỳ vọng trong ngày đầu tuần – khi VN-Index tăng mạnh và áp sát mốc 1.080 điểm nhưng được dự báo diễn biến dạng sóng phẳng với những nhịp sóng nhỏ - VCBS đã tự tin hơn khi dự báo các phiên sau đó ngày 4-6/4 nhưng lại không đem lại niềm vui cho công ty chứng khoán này.
Cụ thể, trong khi VN-Index biến động rung lắc trong biên độ khá hẹp và có phần đột ngột giảm mạnh hơn trong ngày 6/4, thì VCBS lại cho rằng, nhịp phục hồi giúp thị trường quay lại đỉnh cũ 1.080-1.085, thậm chí là vùng cao hơn 1.090-1.100 điểm.
Tuy nhiên, sau những thất bại trên, VCBS đã thận trọng và ghi điểm ở phiên cuối tuần ngày 7/4 khi dự báo mức độ giảm điểm có thể sẽ vẫn là khá lớn trong bối cảnh chung thiếu vắng thông tin hỗ trợ.
Đáng chú ý là CTCK Tân Việt - TVSI khi tiếp tục với “phong cách” dự báo duy trì quan điểm xuyên suốt cả tuần. Cụ thể, bất chấp thị trường tăng hay giảm, công ty chứng khoán này vẫn cho rằng, xu thế của thị trường hiện tại là tăng giá nên các nhịp rung lắc và điều chỉnh đều là cơ hội để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu.
Tương tự, CTCK BIDV - BSC cũng có những dự báo khá trung lập khi cho rằng VN-Index sẽ trải qua những phiên rung lắc và giằng co. Tuy nhiên, BSC đã có những điều chỉnh trong dự báo, điển hình như sau pha tăng khá mạnh ngày 3/4, BSC đã nâng mức kháng cự của VN-Index lên ngưỡng quanh 1.090 điểm.
Bên cạnh đó, BSC không “quên” đưa ra khuyến nghị sau những diễn biến trong nửa đầu tuần, rằng, lực cản ở ngưỡng 1.080 điểm khá lớn, nhà đầu tư nên cẩn trọng trong những phiên giao dịch tiếp theo.
CTCK KB Việt Nam – KBSV đã đưa ra 2 nhận định không mấy chuẩn xác trong phiên đầu tuần 3-4/4.
Cụ thể, trái với nhận định rằng kịch bản đảo chiều cần tính đến, chỉ số VN-Index đã vọt tăng gần 15 điểm trong phiên 3/4; điều này đã giúp KBSV tự tin cho rằng chỉ số này có thể hướng lên vùng đích quanh 1.100 điểm, nhưng thực tế lại trái ngược, VN-Index đã rung lắc và đảo chiều giảm nhẹ.
Sau những thất bại trên, KBSV đã thận trọng hơn với những dự báo trung lập và xuyên suốt ở các phiên sau đó từ 5-7/4, đó là VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục diễn biến rung lắc trong các phiên tiếp theo, nhằm thiết lập một mặt bằng giá vững chãi hơn với ngưỡng hỗ trợ gần được đặt quanh 1.065 (+/-5) điểm.