Nhìn lại dự báo chứng khoán tuần qua

Nhìn lại dự báo chứng khoán tuần qua

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Thị trường có tuần rung lắc khá mạnh nhưng đã chinh phục vagf bảo vệ thành công mốc 1.500 điểm. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán trong tuần qua.

Thống kê giao dịch trên sàn HOSE tuần qua, chỉ số VN-Index có 2 phiên tăng điểm và 3 phiên giảm điểm. Mức cao nhất và mức thấp nhất trong tuần lần lượt tại 1.5-7,99 điểm và 1.470,06 điểm. Tính chung cả tuần, chỉ số VN-Index tăng 3,13 điểm, tương ứng tăng 0,2% so với cuối tuần trước và kết thúc tuần tại mức 1.504,84 điểm.

Diễn biến sàn HOSE trong tuần qua từ 14-18/2

Ngày

VN-INDEX

Thay đổi

Khối lượng GD

Giá trị GD

18/2

1504,84

-3,15(-0,21%)

697.545.700

22.026

17/2

1507,99

+15,89(+1,06%)

615.793.550

19.463

16/2

1492,10

-0,65(-0,04%)

702.521.711

20.046

15/2

1492,75

+20,79(+1,41%)

606.422.900

19.171

14/2

1471,96

-29,75(-1,98%)

810.715.804

25.921

Trong khi đó, sàn HNX có duy nhất 1 phiên giảm điểm ngày 14/2 và 4 phiên tăng điểm. Mức cao nhất và thấp nhất trong tuần lần lượt tại 435,73 điểm và 418,82 điểm. Tổng cộng cả tuần, chỉ số HNX-Index tăng 8,72 điểm, tương ứng tăng 2% so với cuối tuần trước và kết tuần ở mức 435,61 điểm.

Diễn biến sàn HNX trong tuần qua từ 14-18/2

Ngày

HNX-INDEX

Thay đổi

Khối lượng GD

Giá trị GD

18/2

435,61

+5,37(+1,25%)

85.021.453

2.440

17/2

430,24

+1,12(+0,26%)

68.529.391

2.052

16/2

429,12

+5,28(+1,25%)

83.310.278

2.406

15/2

423,84

+2,83(+0,67%)

52.523.329

1.647

14/2

421,01

-5,88(-1,38%)

78.651.290

2.267

Thanh khoản trong tuần qua tiếp tục duy trì ở mức thấp khi chỉ xấp xỉ tuần trước đó và đây đã là tuần thứ 4 liên tiếp đạt mức dưới trung bình, với khoảng 23.500 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên trên cả hai sàn.

Trong đó, trên sàn HOSE, khối lượng và tổng giá trị giao dịch đạt lần lượt đạt 3.433 triệu cổ phiếu và 106.627 tỷ đồng, nhích nhẹ về lượng nhưng giảm 2,55% về giá trị so với tuần trước đó.

Còn trên sàn HNX, khối lượng và giá trị lần lượt đạt hơn 368 triệu cổ phiếu và 8.372 tỷ đồng, tăng 11,35% về lượng nhưng giảm 10,78% về giá trị so với tuần trước.

Nhìn lại dự báo của các công ty chứng khoán:

CTCK Vietcombank (VCBS) đã đưa ra 2 nhận định sai và 3 nhận định trung lập.

Cụ thể, với diễn biến đảo chiều giảm mạnh trong ngày đầu tuần 14/2 khiến VN-Index bốc hơi gần 30 điểm và lùi về sát ngưỡng 1.470 điểm, VCBS đã dự báo thị trường tiếp tục xu hướng tích lũy quanh mốc 1.500 điểm và chưa có khả năng quay lại vùng hỗ trợ 1.480 điểm. Ngược lại, phiên đảo chiều tăng mạnh ngày 15/2 giúp VN-Index lấy lại gần hết những gì vừa mất ở phiên trước, lên trên mốc 1.490 điểm, nhưng công ty chứng khoán này lại cho rằng thị trường chưa thể ghi nhận xu hướng tăng.

Sau 2 lần thất bại trên, VCBS đã thận trọng hơn và đưa ra những dự báo trung lập nhưng vẫn có phần đúng như chưa thể xuất hiện xu hướng hồi phục, phe bán vẫn đang chi phối thị trường, hay xu hướng chung chưa thực sự rõ ràng.

Tương tự, CTCK MB (MBS) cũng nhận định sai trong 2 phiên đầu tuần ngày 14-15/2 với những dự báo trái ngược với xu hướng thị trường. Trong đó, phiên giảm mạnh gần 30 điểm về mốc 1.470 điểm thì được dự báo sẽ hồi phục để hướng về đỉnh cũ 1.530 điểm; còn phiên đảo chiều hồi phục mạnh ngày 15/2 lại được dự báo có nguy cơ retessr mức đáy tháng 1 hoặc ngưỡng hỗ trợ MA100 ở 1.445,68 điểm.

Và sau những điểm trừ trên, MBS cũng đã thận trọng hơn trong những dự báo trung lập ở các phiên tiếp theo. Cụ thể, công ty chứng khoán này giữ nguyên quan điểm khuyến nghị nhà đầu tư nên hạn chế lướt sóng, bám chặt chiến lược dài hạn để tránh tác động nhiễu từ những nhịp biến động lớn.

Trong khi đó, CTCK KB Việt Nam (KBSV) đã đưa ra 2 nhận định đúng và 3 nhận định sai.

Cụ thể, phiên giảm điểm ngày đầu tuần 14/2 đã được KBSV dự báo đúng về xu hướng điều chỉnh của thị trường. Đồng thời, công ty chứng khoán này còn ghi điểm trong phiên hồi phục ngày 17/2 với quan điểm dự báo cơ hội mở rộng nhịp hồi phục và hướng tới cùng cản tiếp theo quanh 1.52x.

Mặt khác, KBSV dự báo sai trong phiên tăng điểm mạnh ngày 15/2 khi cho rằng khả năng xuất hiện thêm nhịp điều chỉnh; trái lại, trong 2 phiên điều chỉnh ngày 16/2 và 18/2, công ty chứng khoán này lại dự báo về cơ hội hồi phục mở rộng và VN-Index hướng lên vùng kháng cự 1.52x.

Đáng chú ý là CTCK BIDV (BSC) với tuần dự báo trung lập khi duy trì quan điểm cho rằng thị trường sẽ tích lũy và biến động giằng co nhẹ trong các phiên giao dịch. Trong khi trên thực tế, chỉ số VN-Index đã có tuần biến động giằng co với những phiên tăng giảm xen kẽ trong biên độ khá lớn.

Điểm nhấn là CTCK Yuanta Việt Nam (YSVN) đã liên tiếp ghi điểm với 4 nhận định đúng và chỉ 1 nhận định thiếu chuẩn xác trong phiên cuối tuần ngày 18/2.

Trong đó, YSVN đã nhận định đúng về xu hướng thị trường điều chỉnh trong phiên đầu tuần ngày 14/2 và hồi phục trong phiên 15/2. Đến phiên 16/2, YSVN lại ghi điểm khi cho rằng, chỉ số VN-Index có thể sẽ kiểm định lại vùng kháng cự 1.495 – 1.510 điểm nhưng sẽ giảm nhẹ về cuối phiên; và trong phiên 17/2, thị trường lại nhanh chóng quay trở lại đà tăng điểm.

Phiên điều chỉnh nhẹ duy nhất ngày cuối tuần 18/2 khiến VN-Index lùi về gần mốc 1.500 điểm là điểm trừ duy nhất của YSVN khi dự báo chỉ số này sẽ kiểm định lại ngưỡng 1.512 điểm.

Tin bài liên quan