Mặc dù dòng tiền tham gia có phần thận trọng hơn, cùng áp lực xả ồ ạt của nhà đầu tư nước ngoài nhưng các cổ phiếu lớn đã làm tốt vai trò nâng đỡ thị trường. Trong đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng, các mã nhà Vingroup, hay các mã lớn khác như VNM, MSN, BVH… đều khởi sắc, đã hỗ trợ giúp thị trường tiếp tục tiến bước trong tuần qua từ ngày 19-23/10.
Cụ thể, trên sàn HOSE, chỉ số VN-Index đã tăng điểm trong 4 phiên và chỉ điều chỉnh giảm duy nhất 1 phiên ngày 21/10. Mức điểm cao nhất và thấp nhất trong tuần lần lượt tại 961,26 điểm và 933,78 điểm.
Tính chung cả tuần, chỉ số VN-Index tăng 17,96 điểm, tương ứng tăng 1,9% so với cuối tuần trước và kết thúc tuần tại mức cao nhất 961,26 điểm.
Trong khi đó, sàn HNX có 3 tăng điểm và 2 phiên giảm điểm. Mức cao nhất và thấp nhất trong tuần lần lượt tại 142,26 điểm và 139,47 điểm. Tổng cộng cả tuần, chỉ số HNX-Index tăng 1,88 điểm, tương ứng tăng 1,3% so với cuối tuần trước và kết tuần ở mức 141,7 điểm.
Thanh khoản suy giảm so với tuần trước nhưng vẫn cao hơn mức trung bình 20 tuần. Trong đó, trên sàn HOSE tuần qua, khối lượng và tổng giá trị giao dịch đạt lần lượt 2.064 triệu cổ phiếu và 42.236 tỷ đồng, giảm 2% về lượng và 8,4% về giá trị so với tuần trước đó.
Còn trên sàn HNX, khối lượng và giá trị lần lượt đạt 260 triệu cổ phiếu và 3.613 tỷ đồng, giảm 10,3% về lượng và 12,8% về giá trị so với tuần trước.
Ngày |
VN-INDEX |
Thay đổi |
Khối lượng GD |
Ngày |
HNX-INDEX |
Thay đổi |
Khối lượng GD |
|
23/10 |
961,26 |
+11,36(+1,20%) |
452.492.266 |
23/10 |
141,70 |
+0,84(+0,60%) |
65.042.884 |
|
22/10 |
949,90 |
+10,87(+1,16%) |
365.115.464 |
22/10 |
140,86 |
+0,88(+0,63%) |
44.642.834 |
|
21/10 |
939,03 |
-5,39(-0,57%) |
412.650.340 |
21/10 |
139,98 |
-0,34(-0,25%) |
51.451.229 |
|
20/10 |
944,42 |
+0,73(+0,08%) |
444.327.632 |
20/10 |
140,33 |
-0,56(-0,40%) |
49.280.893 |
|
19/10 |
943,69 |
+0,39(+0,04%) |
389.468.232 |
19/10 |
140,88 |
+1,06(+0,76%) |
49.542.581 |
CTCK Bảo Việt - BVSC đã có tuần nhận định không mấy vui khi chỉ có duy nhất phiên cuối tuần ngày 23/10 được dự báo đúng về xu hướng tăng của thị trường.
Còn lại, 2 phiên đầu tuần ngày 19-20/10 BVSC nhận định trung lập khi cho rằng VN-Index sẽ diễn biến giằng co quanh vùng 945 điểm. Và 2 phiên tiếp theo đó ngày 21-22/10 lại là những dự báo sai lệch.
Cụ thể, trong khi VN-Index đảo chiều điều chỉnh giảm ngày 21/10 thì BVSC lại đưa ra nhận định thị trường sẽ tăng điểm. Trái lại, phiên đảo chiều hồi phục ngày 22/10 giúp VN-Index tiến sát mốc 950 điểm, lại được công ty chứng khoán này dự báo sẽ có thể điều chỉnh giảm.
Trong khi đó, CTCK Sài Gòn – Hà Nội – SHS không đưa ra được nhận định nào đúng với xu hướng thị trường.
Cụ thể, hầu hết các dự báo đều khá trung lập khi cho rằng chỉ số VN-Index sẽ rung lắc trong khoảng 940-950 điểm. Đáng kể, trong phiên cuối tuần ngày 23/10, trong khi thị trường tăng vọt và lập đỉnh mới trong gần 9 tháng qua với việc chinh phục thành công mốc 960 điểm, thì SHS lại dự báo khá tiêu cực rằng chỉ số VN-Index sẽ giảm điểm với ngưỡng hỗ trợ gần nhất quanh 925 điểm.
Còn CTCK Yuanta Việt Nam – YSVN đã đưa ra 3 nhận định sai, 1 nhận định đúng và 1 nhận định trung lập.
Trong đó, YSVN đã nhận định sai trong 2 phiên đầu tuần ngày 19-20/10 và phiên 22/10 khi dự báo thị trường sẽ điều chỉnh nhưng trên thực tế, đây là những phiên tăng điểm, thậm chí phiên 22/10, chỉ số VN-Index đã tăng vọt, tiến sát mốc 950 điểm.
Mặt khác, phiên 21/10, khi VN-Index quay đầu điều chỉnh về dưới mốc 940 điểm, thì YSVN lại đưa ra dự báo rằng thị trường sẽ tiếp tục đi ngang quanh ngưỡng 945 điểm.
Còn phiên cuối tuần ngày 23/10 là phiên duy nhất giúp công ty chứng khoán này ghi điểm với nhận định thị trường tiếp tục đà tăng điểm và VN-Index có khả năng hướng về mức kháng cự gần nhất 970 điểm. Và trên thực tế, chỉ số này đã tăng vọt lên mức cao nhất ngày, vượt thành công mốc 960 điểm để xác lập đỉnh mới trong gần 9 tháng qua.
Về phía các chuyên gia chứng khoán:
Ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc bộ phận phân tích Khối khách hàng cá nhân Yuanta Việt Nam đã dự báo thiếu chính xác khi dự báo đà tăng ngắn hạn của thị trường đang gặp nhiều khó khăn khi chỉ phụ thuộc vào một vài nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn cho nên tôi nghiêng về kịch bản thị trường có thể sẽ điều chỉnh.
Thậm chí, ông Dương Hoàng Linh, Trưởng phòng phân tích công ty chứng khoán Sacombank (SBS) còn lo ngại về một nhịp điều chỉnh mạnh và rõ rệt hơn có thể sẽ tới bất cứ thời điểm nào.
Trong khi đó, ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán Maybank KimEng Việt Nam cho rằng, thị trường dễ tạo ra hiện tượng "lên thang bộ, xuống thang máy" nhưng sẽ chưa phải trong lúc này.