Thị trường tiếp tục mở màn tuần đầu tháng 12 khá ảm đạm. Trước sức ép lớn đến từ nhóm cổ phiếu bluechip, đặc biệt là cặp đôi VNM và MSN khiến VN-Index tiếp tục để mất điểm.
Tính chung cả tuần, sàn HOSE có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, còn sàn HNX cũng có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm. Tổng cộng, VN-Index giảm 7,19 điểm, tương đương 0,74% so với cuối tuần trước và kết thúc tuần ở mức 963,56 điểm; còn HNX-Index kết tuần ở mức 102,50 điểm, bằng với mức điểm kết thúc tuần trước.
Về thanh khoản, trên sàn HOSE, khối lượng và giá trị giao dịch trung bình các phiên trong tuần qua đều có sự cải thiện so với tuần trước đó, với mức tăng lần lượt là 12,16% và 24,66%, tương ứng đạt hơn 210 triệu cổ phiếu và 5.034 tỷ đồng mỗi phiên.
Ngày |
VN-INDEX |
Khối lượng GD |
Giá trị GD |
Ngày |
HNX-INDEX |
Khối lượng GD |
Giá trị GD |
|
6/12 |
963,56 (+0,29(+0,03%) |
171.819.421 |
4.956.490 |
6/12 |
102,50 (+0,13(+0,13%) |
26.575.116 |
279.770 |
|
5/12 |
963,27 (-2,63(-0,27%) |
194.538.257 |
5.263.870 |
5/12 |
102,37 (-0,11(-0,10%) |
25.194.259 |
408.990 |
|
4/12 |
965,90 (+12,47(+1,31%) |
210.095.558 |
6.115.760 |
4/12 |
102,47 (+1,40(+1,39%) |
24.008.213 |
350.210 |
|
3/12 |
953,43 (-5,88(-0,61%) |
264.937.828 |
12.021.470 |
3/12 |
101,07 (+0,17(+0,17%) |
26.155.781 |
520.330 |
|
2/12 |
959,31 (-11,44(-1,18%) |
210.999.350 |
5.449.370 |
2/12 |
100,90 (-1,60(-1,56%) |
26.207.189 |
404.770 |
CTCK Bảo Việt - BVSC hầu hết đều đưa ra những nhận định thiếu chuẩn xác và có những dự báo trái ngược với xu hướng thị trường.
Điển hình là phiên lao dốc ngày đầu tuần 2/12, BVSC đã nhận định sẽ tiếp tục được hỗ trợ từ vùng 966-971 điểm; hay phiên giảm khá mạnh tiếp theo đó ngày 3/12 lại được dự báo sẽ hồi phục nhẹ. Trái lại, phiên thăng hoa ngày 4/12 giúp VN-Index lấy lại mốc 965 điểm thì BVSC lại dự báo chỉ số này sẽ tiếp tục kiểm định vùng hỗ trợ 946-951.
Trong khi đó, CTCK Sài Gòn Hà Nội - SHS đưa ra 4 nhận định sai và 1 nhận định đúng.
Cụ thể, dự báo phiên giảm điểm 3/12 khá chuẩn xác khi SHS cho rằng, VN-Index có thể tiếp tục giảm điểm với ngưỡng hỗ trợ tâm lý tiếp theo quanh 950 điểm.
Các phiên còn lại, công ty chứng khoán này đều nhận định thiếu chuẩn xác, điển hình phiên tăng mạnh ngày 4/12 được dự báo tiếp tục giảm; còn phiên giảm tiếp theo đó ngày 5/12 lại được dự báo sẽ hồi phục kỹ thuật; hay trong phiên nhích nhẹ ngày cuối tuần 6/12 đã được SHS nhận định, VN-Index có thể hồi phục trở lại với ngưỡng kháng cự gần nhất quanh 970 điểm.
Còn CTCK Yuanta Việt Nam – YSVN đã đưa ra 2 nhận định đúng và 3 nhận định sai.
Trong đó, YSVN đã nhận định đúng về phiên giảm điểm ngày 3/12 và phiên hồi phục cuối tuần 6/12. Tuy nhiên, trong phiên 6/12 có phần chưa được chuẩn xác. Cụ thể, trong khi chỉ số Vn-Index chỉ nhích nhẹ và chưa để dành lại mốc 965 điểm nhưng đã được YSVN dự báo mức kháng cự gần nhất là 975 điểm.
Ở 3 phiên còn lại đều nhận định trái ngược, cụ thể: phiên lao dốc mạnh ngày đầu tuần 2/12 được dự báo thị trường sẽ tích lũy; phiên bùng nổ ngày 4/12 đã kéo VN-Index tăng vọt gần 13 điểm đã được YSVN dự báo áp lực bán vẫn giảm; trái lại, phiên quay đầu điều chỉnh tiếp theo đó ngày 5/12 lại được công ty chứng khoán này cho rằng nhịp hồi phục sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số VN-Index sẽ kiểm định mức 975 điểm.
* Về phía chuyên gia chứng khoán, ông Vũ Minh Đức, Trưởng phòng Cao cấp, Phòng Nghiên cứu và Phân tích, CTCK Bản Việt (VCSC) đánh giá có phần tích cực hơn diễn biến thị trường khi cho rằng, những dấu hiệu suy yếu của áp lực bán sau một giai đoạn thị trường bị bán quá mức khiến VN-Index giảm về vùng hỗ trợ tại 965-970 điểm. Đây là điều kiện cần cho một sự phục hồi nhất định có thể xuất hiện vào tuần giao dịch đầu tháng 12 này.
Tương tự, ông Hoàng Thạch Lân, Trưởng phòng Phân tích khối khách hàng cá nhân CTCK Rồng Việt (VDSC) cũng kỳ vọng thị trường có thể hồi nhẹ 1 chút trong tuần đầu tháng 12, vì tâm lý bắt đáy trên largecap.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Yuanta nhận định có phần đúng khi cho rằng, rủi ro ngắn hạn vẫn còn cao do thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung có những dấu hiệu tiêu cực và TTCK Mỹ có khả năng sẽ bước vào giai đoạn điều chỉnh trong tuần tới.