Nhiều nước điều chỉnh chiến lược chống Covid-19. Ảnh minh họa: BBC.

Nhiều nước điều chỉnh chiến lược chống Covid-19. Ảnh minh họa: BBC.

Nhiều nước điều chỉnh chiến lược chống Covid-19

0:00 / 0:00
0:00
Do mức độ nguy hiểm của biến thể Delta, một số nước dẫn đầu về tỷ lệ tiêm chủng ngừa Covid-19 như Israel, Anh, Mỹ, Singapore, đang điều chỉnh chiến lược chống dịch.

Từ bỏ “ảo tưởng” đẩy lùi dịch bệnh, đưa số ca mắc về 0, các nước lên kế hoạch sẽ “sống chung với Covid-19” với mức độ lây nhiễm được kiểm soát. “Sống chung” không có nghĩa là để cho virus lưu hành tự do mà tùy từng điều kiện ở mỗi nước mà đề ra chiến lược đưa dịch bệnh vào tầm kiểm soát. Trong đó vaccine được coi là chìa khóa để hướng tới nhịp sống bình thường.

Từng được coi là hình mẫu thành công trong chiến dịch tiêm chủng, truyền thông Israel cách đây vài tuần rầm rộ đưa tin dỡ bỏ các biện pháp hạn chế và trở lại trạng thái bình thường mới. Người dân đổ xuống đường ăn mừng khi các biện pháp hạn chế được dỡ bỏ toàn bộ.

Nhưng chỉ ít ngày sau đó, số ca mắc đã gia tăng đáng kể từ một con số lên khoảng 700 đến 800 ca trong 1 ngày, trong đó phần lớn được cho là mắc biến chủng Delta. Thủ tướng Israel Naftali Bennett phải tái áp dụng một số hạn chế như yêu cầu người dân tiếp tục đeo khẩu trang, cách ly đối với tất cả những người nhập cảnh.

Với cái gọi là chính sách "áp đặt mềm", chính phủ Israel muốn người dân học cách "sống chung với Covid-19" và phát triển miễn dịch cộng đồng. Lý giải cho cách tiếp cận này, bác sĩ Gadi Segal, Giám đốc một phòng khám ở Israel cho biết, tiêu diệt hoàn toàn virus là điều không thể: “Vì virus sẽ không dừng lại, mà không ngừng biến đổi, đó là bản chất của virus. Nhưng chúng ta cần tồn tại. Chúng ta phải tìm đúng thời điểm để hạn chế sự xâm nhập của các biến thể mới từ nước ngoài và chính phủ phải tìm cách hạn chế sự lây lan hơn nữa của virút trong cộng đồng".

Nước Anh cũng chọn thời điểm này để bắt đầu 1 chiến lược mới chống đại dịch. Vào tuần tới, chính phủ Anh sẽ dỡ bỏ hầu hết các hạn chế phòng Covid-19, bất chấp số ca mắc do biến thể Delta gia tăng. Thủ tướng Anh Johnson cho rằng đại dịch không kết thúc nhưng điều quan trọng là phải tiến hành các bước đi một cách thận trọng.

Hãng Sky News dẫn lời Bộ trưởng Bộ Y tế Anh Sajid Javid cho biết, khi nới lỏng hạn chế, chính phủ vẫn khuyến nghị sử dụng khẩu trang ở những khu vực đông người.

Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid lưu ý: "Khi chúng tôi thực hiện những thay đổi này, điều quan trọng là mọi người phải hành động một cách thận trọng và có trách nhiệm cá nhân. Ví dụ, mọi người nên trở lại làm việc dần dần nếu họ đang làm việc ở nhà. Mọi người nên đeo khẩu trang ở những nơi đông người trong không gian kín như giao thông công cộng”.

Tương tự, Mỹ cũng sẽ chuyển trọng tâm từ áp các quy định bắt buộc sang công bố hướng dẫn phòng bệnh, ngăn chặn lây lan Covid-19 tại cộng đồng. Cũng giống như các nước châu Âu, người dân Mỹ muốn dự các sự kiện tập trung đông người quy mô lớn trong nhà phải có chứng nhận tiêm vaccine hoặc là xét nghiệm Covid-19 âm tính.

Chuẩn bị kịch bản "sống chung với Covid-19" kỹ càng nhất có lẽ là Singapore. Nước này lên kế hoạch coi Covid-19 là dịch bệnh đặc hiệu, tức là xác định virus sẽ tồn tại trong cộng đồng mà không biến mất. Khi thực hiện kế hoạch dài hơi này, Singapore tỏ ra linh hoạt, kịp thời điều chỉnh quyết định chiến lược để phù hợp với thực tế, cân nhắc cả ba yếu tố: chính trị, kinh tế và khoa học.

Sau thời gian phong tỏa, bài toán chung cho hầu hết các quốc gia trong chống dịch Covid-19 là phải cân bằng giữa bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế.

Chủ trương “sống chung với Covid-19” có thành công hay không còn phụ thuộc nhiều vào ý thức và quyết định của cá nhân. Việc áp dụng công nghệ thông tin tiên tiến vào truy vết và tổ chức tiêm chủng cũng góp phần thực hiện chiến lược này và tạo điều kiện sớm mở cửa nền kinh tế.

Tin bài liên quan