Nhảy vào điện tái tạo, Vinacapital bắt tay cùng nhiều tập đoàn nước ngoài

0:00 / 0:00
0:00

(ĐTCK) VinaCapital đang tập trung phát triển dự án nhiệt điện khí hoá lỏng Long An, công suất 3.000MW, dự kiến đưa vào vận hành năm 2025.

Nhảy vào điện tái tạo, Vinacapital bắt tay cùng nhiều tập đoàn nước ngoài

Mục tiêu của Vinacapital là phát triển tối thiểu 1GW điện tái tạo trong 5 năm tới.

Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng bộ phận đầu tư năng lượng và hạ tầng chia sẻ tại buổi họp báo về Hội nghị thường niên các nhà đầu tư năm 2020 diễn ra chiều 6/11, tổng mức đầu tư nhà máy và hệ thống kho chứa LG vào khoảng 3,13 tỷ USD, dự kiến sẽ là một trong những dự án điện lớn nhất miền Nam Việt Nam, khi đi vào vận hành có khả năng đáp ứng khoản 8% nhu cầu năng lượng quốc gia.

Để phát triển dự án này, VinaCapital đã hợp tác cùng đối tác chiến lược GS Energy, một trong những tập đoàn hàng năng lượng đầu Hàn Quốc thành lập năm 2004 sau khi tách khỏi tập đoàn LG, từng xây dựng gần 10 GW điện khí trên thế giới. Các mảng hoạt động chính của GS là thăm dò và sản xuất, lọc và hoá dầu, khí và điện và tăng trưởng xanh.

Với dự án này, ông Don Lam, Tổng giám đốc VinaCapital cho biết, sẽ hợp tác với đối tác chiến lược có chuyên môn, kinh nghiệm để dù là đi sau, vẫn đảm bảo phát triển dự án với công nghệ hiện đại nhất, tiết kiệm nhiên liệu cũng như đảm bảo nguồn lực tài chính xây dựng dự án trong thời gian sớm nhất. VinaCapital có thể tiếp tục kêu gọi thêm nhà đầu tư để cùng góp vốn vào dự án này.

Ngoài ra, VinaCapital cũng mới ký kết hợp tác với Bechtel để phát triển các dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam. Đây là nhà thầu xây dựng số 1 tại Mỹ trong 21 năm liên tiếp và từng bàn giao 1 GW điện tái tạo, có bề dày lịch sử lâu đời thành lập năm 1898.

Hiện Vinacapital đang thương thảo với nhiều nhà đầu tư trong nước, cũng như chính quyền địa phương với mục tiêu phát triển dự án điện tái tạo. Mục tiêu của Vinacapital là phát triển tối thiểu 1GW điện tái tạo trong 5 năm tới, ông Khoa tiết lộ.

Theo chia sẻ của ông Khoa, tầm nhìn mảng năng lượng của VinâCapital sẽ bao gồm điện khí hoá lỏng (LNG), điện năng lượng mặt trời và điện năng lượng gió.

Với điện mặt trời, Vinacapital đã thành lập công ty SkyX Solar và ký hợp tác với với Saigontel trong việc xây dựng và vận hành chuỗi dự án điện mặt trời áp mái trong các khu công nghiệp, resort… VinaCapital sẽ ưu tiên đầu tư thêm vào các dự án điện mặt trời đang vận hành, và đầu tư có chọn lọc ở các dự án điện mặt trời đang xây dựng.

Còn điện năng lượng gió, sẽ ưu tiên đầu tư cho các dự án điện gió sẵn sàng xây dựng, và đầu tư có chọn lọc với các dự án điện gió đang ở giai đoạn đầu.

Ước tính của Vinacapital, giai đoạn 2020-2022, nhu cầu điện giai đoạn 2020-2022 tăng bình quân 10%/năm trong khi nguồn cung điện chỉ tăng bình quân 8,5%/năm. Dự báo đến năm 2030, Việt Nam sẽ cần 150 tỷ USD vốn đầu tư cho ngành năng lượng để đáp ứng nhu cầu điện của người dân.

Năng lượng tái tạo là nguồn sản xuất điện mới rẻ nhất ở Việt Nam nếu tính dựa trên chi phí sản xuất điện quy dẫn (LCOE- là giá trị hiện tại ròng cho mỗi đơn vị điện được tạo ra trong suốt vòng đời của tài sản tạo ra điện, được tính bằng tổng chi phí trọng đời chia trong tổng sản lượng năng lượng tạo ra trong khoảng thời gian đó).

Trong khi đó, chi phí sản xuất điện quy dẫn cho khí gas trong nước không được trợ giá là 50 USD/MWh, giả định giá gas cố định 6USD trên một triệu đơn vị nhiệt của Anh và hệ số công suất 60%. Mức đầu tư cho dự án gió trên bờ từ 1,5 USD/watt năm 2017 về mức 1,1 USD/watt năm 2021 dựa trên đánh giá phân tích hội tụ, ông Khoa cho biết.

Tin bài liên quan