Surachet Chanchu cùng với khối sáp mà anh tin là cục nôn cá voi trị giá hơn nửa 15 tỷ đồng.
Surachet Chanchu đang đi bộ dọc theo bãi cát ở Songkhla, miền nam Thái Lan, tìm kiếm rác thải có thể tái chế, bất ngờ anh nhận thấy một khối sáp màu xám bị dạt vào bờ vào sáng thứ Tư.
Anh đã bị ấn tượng bởi khối sáp vì nó rất giống với ambergris – một loại “cục nôn” cá voi rất có giá trị, được hình thành trong ruột của cá voi và là một thành phần được tìm kiếm rất nhiều trong ngành công nghiệp nước hoa.
Surachet đã mang cục sáp trở về nhà và nhờ xung quanh thử nghiệm xem nó có thực sự là cục nôn cá voi hay không bằng cách cầm một cái bật lửa và đốt nó.
Cục sáp sau đó tan chảy và tỏa ra một mùi hương dễ chịu, vì vậy có khả năng đây là cục nôn cá voi thực sự.
Dựa trên giá bán trước đó, Ambergris - cục nôn có chất lượng tốt nhất được bán với giá 14,5 bảng Anh cho 400 gram.
Như vậy, cục sáp Surachet tìm thấy có thể có giá trị vào khoảng 536.500 bảng Anh (hơn 15 tỷ đồng) nếu nó được chứng minh thực sự là một loại Ambergris chất lượng cao.
Surachet hiện đang chờ đợi làm xét nghiệm và đưa ra kết luận.
Anh nói: “Tôi thấy cái gì trông giống một khúc gỗ dạt vào bờ tại bãi đá ven biển khi tôi đang nhặt rác.”
“Tôi chợt nghĩ rằng nó trông giống như cục nôn của một con cá voi, nhưng tôi không chắc chắn lắm nên đã mang về nhà kiểm tra", anh nói.
Các chuyên gia nói rằng những khối Ambergris này đôi khi có thể trôi nổi trong đại dương trong hơn 100 năm.
Các chất ở trong một khối Ambergris được hình thành từ sự bài tiết của ống mật trong ruột của cá voi.
Chất lỏng sau đó đông cứng trong đại dương và lớn dần trong nhiều năm.
Vào tháng 10, một ngư dân Thái Lan khác, Jumrus Thiachot, 55 tuổi, đã tìm thấy một khối ambergris nặng 6kg khi ông đang đi bộ dọc theo bãi biển ở Koh Samui cũng ở miền nam Thái Lan.
Vào tháng 11 năm 2016, ba ngư dân người Oman đã tìm thấy 80 kg ambergris và bán nó với giá 3 triệu USD ( gần 70 tỷ đồng).