Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi tăng "chóng mặt"

0:00 / 0:00
0:00
Chỉ trong 2 tháng đầu năm 2021, chi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu đã tăng "chóng mặt" 26,2% so với cùng kỳ, trị giá gần 650 triệu USD.
2 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu tăng chóng mặt, trị giá gần 650 triệu USD, tăng 26,2% so với cùng kỳ.

2 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu tăng chóng mặt, trị giá gần 650 triệu USD, tăng 26,2% so với cùng kỳ.

Mới đầu năm 2021, nhưng hoạt động nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu đã hết sức sôi động với mức chi ngoại tệ nhập khẩu ngành hàng này đạt 646 triệu USD, tăng 26,2% so với cùng kỳ (tương ứng 134 triệu USD), theo số liệu của Bộ Công Thương. . Mức độ phụ thuộc của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ngày càng lớn khi nhìn vào con số tăng vọt kể trên.

Việt Nam là một quốc gia vốn được xem là có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, tuy nhiên nguyên liệu thức ăn chăn nuôi là nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong các mặt hàng nông nghiệp.

Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi đã có những bước tiến mạnh mẽ, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, mặc dù là nước sản xuất và xuất khẩu lương thực nằm ở tốp đầu thế giới, song ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi nước ta vẫn phải nhập khẩu 70-80% nguyên liệu từ nước ngoài.

Nguyên nhân là do các loại nguyên liệu sản xuất thức ăn như ngũ cốc, đậu tương, khô dầu các loại, phụ gia... hiện Việt Nam sản xuất không đủ hoặc do giá thành quá cao so với sản phẩm nhập khẩu cùng loại nên phải tăng lượng nhập khẩu.

Năm 2020, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi lên tới 3,84 tỷ USD, tăng 3,75% so năm 2019. Trong khi đó, xuất khẩu đem về hơn 800 triệu USD, tăng 16,98% so với năm 2019. Ngành thức ăn chăn nuôi tiếp tục trong tình trạng nhập siêu lớn, thâm hụt thương mại lên tới hơn 3 tỷ USD.

Thông tin về tình hình nhập khẩu nguyên liệu, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết: "Thị trường khu vực Mỹ la tinh là thị trường tiềm năng với các nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, nhất là nông sản. 5 năm trở lại đây, Việt Nam đã nhập khẩu nhiều thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu thực vật phục vụ chế biến thức ăn gia súc".

Năm 2020, Việt Nam đã nhập khẩu từ 2 nước chính là Brazil và Argentina như ngô ta nhập khẩu 584 triệu USD; thức ăn gia súc 391 triệu USD, tăng trưởng 83%. Còn Argentina với 2 loại này là 3 tỷ USD.

Sự thiếu chủ động trong việc đáp ứng nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi dẫn tới sự rủi ro và lệ thuộc về giá trong nhiều thời điểm khi thị trường thế giới có biến động.

Thức ăn chăn nuôi chiếm tới 70% chi phí sản xuất của ngành chăn nuôi, nên khi giá nguyên liệu chế biến vừa tăng, giá thức ăn chăn nuôi lập tức sẽ tăng theo, dẫn đến giá mặt hàng này tại thị trường trong nước luôn cao hơn mặt bằng chung của thế giới và sản phẩm chăn nuôi nội địa cũng khó cạnh tranh về giá so với hàng nhập khẩu.

Đại diện một DN nhập khẩu thức ăn chăn nuôi xác nhận, thời gian qua, gá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu ở nước ta tăng cao do tác động từ giá quốc tế và tình trạng thiếu container rỗng do dịch Covid-19 gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng nhập khẩu.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, Việt Nam có khoảng 265 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó có 85 nhà máy thuộc doanh nghiệp nước ngoài (chiếm tỷ lệ 32%), 180 nhà máy thuộc doanh nghiệp trong nước (chiếm 68%). Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước đang yếu thế về năng lực cạnh tranh so với doanh nghiệp nước ngoài.

Tuy số lượng nhiều hơn, song các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước đang yếu hơn về năng lực cạnh tranh so với doanh nghiệp ngoại, khi chỉ nắm giữ khoảng 35% thị phần. Đáng chú ý, thị phần này cũng đang có nguy cơ sụt giảm trước sự mở rộng về quy mô, số lượng doanh nghiệp cũng như sản lượng của doanh nghiệp ngoại.

Tin bài liên quan