Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, sau khi đã tăng mạnh trong tháng 6, do nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh gom hàng trước khi Thông tư 20/2011 của Bộ Công Thương bắt đầu có hiệu lực (26/6/2011) siết hoạt động nhập khẩu ô tô chưa qua sử dụng bằng Giấy uỷ quyền nhập khẩu, phân phối chính hãng, và Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng, lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 7 đã giảm 45,8% xuống còn 3.958 chiếc, tương đương kim ngạch 71,87 triệu USD, giảm 41,2% so với tháng 6.
Tuy nhiên, nếu tính chung 7 tháng đầu năm nay, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam vẫn tăng khá nhiều so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 38.116 chiếc, trị giá gần 703,4 triệu USD - tăng lần lượt 38,8% và 40,3%.
Về nguồn gốc xuất xứ, trong tháng 7, áp đảo thị trường ô tô nhập ngoại vào Việt Nam là xe từ Hàn Quốc, với 1.965 chiếc, chiếm gần 50% thị phần, tương đương giá trị 21,9 triệu USD. Đứng thứ 2 là xe từ Thái Lan (597 chiếc), rồi tới Trung Quốc đại lục (265 chiếc), Nhật Bản (165 chiếc), và Indonexia (142 chiếc).
Về linh kiện, phụ tùng ô tô (phục vụ hoạt động lắp ráp và sửa chữa xe), kim ngạch nhập khẩu về Việt
Cánh cửa nhập khẩu ô tô đã khép lại với hàng ngàn doanh nghiệp, khi Thông tư 20/2011 của Bộ Công thương đã chính thức có hiệu lực từ ngày 26/6, “nhường” lại thị trường xe mới nguyên chiếc dưới 9 chỗ cho các nhà nhập khẩu, phân phối được uỷ quyền chính hãng.
Thêm vào đó, sự ra đời của Quyết định 36/2011/QĐ-TTg, quy định cách tính thuế nhập khẩu mới đối với ô tô đã qua sử dụng có hiệu lực từ ngày 15/8/2011, đã đóng luôn cửa nhập xe cũ, khi mà sau khi tính các loại thuế, giá đa số xe cũ nhập vào Việt Nam sẽ cao hơn xe mới 100% cùng loại.