Dữ liệu kinh tế còn được củng cô với chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 5 tăng lên mức 56,4 từ mức 55,4 trong tháng 4.
Còn theo Bộ Thương mại Mỹ, chi tiêu xây dựng tăng 0,2% trong tháng 4, đạt mức 953,5 tỷ USD, mức cao nhất kể từ tháng 3/2009. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này thấp hơn dự đoán của giới phân tích do đà tăng trưởng của tháng 3 được điều chỉnh lên mức 0,6% thay vì 0,2% như công bố ban đầu.
Chỉ số VIX đo lường sự sợ hãi của Phố Wall tăng 1,6%, nhưng vẫn ở mức gần thấp nhất kể từ tháng 3/2013.
Những dữ liệu kinh tế khả quan giúp Phố Wall tăng điểm trong phiên đầu tuần, giúp Dow Jones và S&P 500 tiếp tục thiết lập đỉnh cao lịch sử mới. Trong khi chỉ số Nasdaq tiếp tục giảm điểm bởi cổ phiếu Apple và Google.
Kết thúc phiên 2/6, chỉ số Dow Jones tăng 26,46 điểm (+0,16%), lên 16.743,63 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 1,40 điểm (+0,07%), lên 1.924,97 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 5,42 điểm (-0,13%), xuống 4.237,20 điểm.
Chỉ số PMI của Liên minh châu Âu giảm xuống 52,2 trong tháng 5 từ mức 53,4 của tháng 4. Tuy nhiên, chứng khoán châu Âu vẫn tăng điểm trong phiên đầu tuần nhờ chỉ số PMI của Trung Quốc khả quan. Trong đó, chỉ số DAX của Đức đang hướng đến mốc 10.000 điểm, trong khi khi chứng khoán Pháp lại tiếp tục giảm nhẹ phiên thứ 2 liên tiếp khi đơn đặt hàng sản xuất của Pháp trong tháng 5 giảm trở lại sau khi có 2 tháng tăng liên tiếp trong tháng 3 và tháng 4, mức kỷ lục từ năm 2011.
Kết thúc phiên 2/6, chỉ số FTSE tại Anh tăng 19,59 (+0,29%), lên 6.864,10 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 6,85 điểm (+0,07%), lên 9.950,12 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 3,68 điểm (-0,08%), xuống 4.515,89 điểm.
Chỉ số PMI của Trung Quốc tiếp tục cải thiện trong tháng 5, tăng lên mức 50,8 từ mức 50,4 của tháng 4 giúp chứng khoán Nhật Bản tăng mạnh, lên mức cao nhất 2 tháng trong phiên đầu tuần. Tuy nhiên, cổ phiếu của Dai-ichi giảm mạnh khi tập đoàn này muốn mua lại một công ty bảo hiểm nhân thọ của Mỹ, nhưng thị trường nghi ngờ không biết Dai-ichi lấy tiền từ đầu cho thương vụ M&A này.
Kết thúc phiên 2/6, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 303,54 điểm (+2,07%), lên 14.935,95 điểm. Chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông nghỉ giao dịch.
Dữ liệu kinh tế khả quan khiến vàng giảm vai trò trú ẩn an toàn của mình, nên tiếp tục giảm giá.
Kết thúc phiên 2/6, giá vàng giao ngay giảm 7,80 USD (-0,62%), xuống 1.243,50 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 6 giảm 1,9 USD (-0,15%), xuống 1.243,7 USD/ounce.
Dù dữ liệu kinh tế khả quan, nhưng đồng USD tăng giá giá dầu tiếp tục giảm trong phiên đầu tuần. Kết thúc phiên 2/6, giá dầu thô Mỹ giảm 0,24 USD (-0,23%), xuống 102,47 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,58 USD (-0,53%), xuống 108,83 USD/thùng.